372 lượt xem

Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc kháng sinh Quinolone để đảm bảo an toàn

Quinolon, loại kháng sinh phổ rộng, thường được bác sĩ sử dụng trong điều trị lâm sàng. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, có thể dẫn đến tàn tật và không thể hồi phục.

<center><em>Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc kháng sinh Quinolone để đảm bảo an toàn</em></center>
Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc kháng sinh Quinolone để đảm bảo an toàn

1. Tìm hiểu về kháng sinh Quinolon

Theo Dược sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho biết  Kháng sinh Quinolon là loại thuốc có nguồn gốc từ một nhóm kháng sinh được sản xuất thông qua phương pháp tổng hợp hóa học. Chúng có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả trực khuẩn Gram (-) trong đường ruột, trực khuẩn Gram (+), vi khuẩn không điển hình và trực khuẩn mủ xanh. Cơ chế hoạt động chính của các loại kháng sinh Quinolon là bằng cách ức chế enzyme ADN gyrase, ngăn chặn vi khuẩn tổng hợp ADN.

Bên cạnh việc ức chế enzyme ADN gyrase, các loại kháng sinh Quinolon cũng có thể ảnh hưởng đến gen mARN (ARN thông tin), dẫn đến việc ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Vì vậy, các loại kháng sinh thuộc nhóm Quinolon thường được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn.

2. Phổ tác dụng của các kháng sinh nhóm Quinolon

3. Thuốc kháng sinh Quinolon được sử dụng cho các trường hợp nào?

  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới

(bao gồm viêm phổi cộng đồng và viêm phổi bệnh viện) do các loại vi khuẩn Gram dương như phế cầu Streptococcus pneumonia, tụ cầu Staphylococcus.sp, và Gram âm như Haemophilus influenza, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumonia; cũng như các vi khuẩn không điển hình như Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumonie, Chlamydia pneumoniae và vi khuẩn kị khí.

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Viêm tuyến tiền liệt.
  • Bệnh lậu.
  • Nhuyễn hạ cam.
  • Viêm nhiễm vùng chậu hông.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Viêm phúc mạc ở bệnh nhân thẩm phân nhiều lần.
  • Viêm đường hô hấp trên và dưới.
  • Viêm xoang.
  • Viêm phế quản.
  • Nhiễm khuẩn xương – khớp và mô mềm.

4. Cần chú ý sử dụng đúng cách các loại thuốc kháng sinh Quinolon

Hiện nay, Quinolon được sử dụng phổ biến trên lâm sàng với nhiều ưu điểm như phổ rộng, hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, phân phối rộng, và thời gian bán hủy (t1/2) dài, giúp giảm số lần sử dụng hàng ngày và thuận tiện cho việc điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị dựa trên tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người.

Dưới đây là một số liều khuyến cáo cho các kháng sinh Quinolon dạng uống:

  • Acid nalidixic: Uống 2g/ngày, chia làm 2 lần. Chỉ sử dụng đường tiêm tĩnh mạch trong các trường hợp thực sự cần thiết tại bệnh viện.
  • Ofloxacin: Uống 200mg/lần, 2 lần/ngày (cách nhau 12 giờ).
  • Ciprofloxacin: Liều uống là 0,5-1,5g/24 giờ, chia làm 2 lần.
  • Levofloxacin: Uống 500mg/lần/ngày.
  • Pefloxacin: Uống 400mg/lần/ngày (cách nhau 12 giờ).
  • Norfloxacin: Uống 800mg/24 giờ, chia làm 2 lần.
  • Gatifloxacin: Liều duy nhất là 400mg/24 giờ.

5. Các chống chỉ định và lưu ý cần tuân thủ khi sử dụng thuốc kháng sinh Quinolon

  • Tiền sử dị ứng với thuốc trong nhóm Quinolon.
  • Người mắc các rối loạn liên quan đến nhịp tim như kéo dài khoảng QT, hạ kali máu hoặc hạ magie huyết, và nhịp chậm xoang nặng.
  • Sử dụng cùng lúc với các thuốc làm kéo dài khoảng QT hoặc gây ra nhịp tim chậm như erythromycin, clarithromycin, metoclopramide, cisapride, các thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia và III, và thuốc chống trầm cảm ba vòng.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi do Quinolon có thể gây tổn thương sụn trong quá trình phát triển.
  • Người mắc xơ gan.
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.
  • Thận trọng cần được thực hiện đối với các nhóm đối tượng sau:
  • Người cao tuổi.
  • Người mắc bệnh thận.
  • Người đã ghép tạng.
  • Người đang được điều trị bằng corticoid đường toàn thân.
<center><em>Kháng sinh Quinolon gây tác dụng phụ viêm gân hoặc đứt gân</em></center>
Kháng sinh Quinolon gây tác dụng phụ viêm gân hoặc đứt gân

6. Cần chú ý đến những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh Quinolon

Phòng truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM  cập nhật: Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trên hệ cơ xương và hệ thần kinh ngoại biên, bao gồm viêm gân/đứt gân, đau cơ, yếu cơ, đau khớp, sưng khớp, và bệnh thần kinh ngoại biên. Những triệu chứng này có thể gây tiến triển nặng hơn của bệnh và gây ra tổn thương không thể phục hồi.

Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trên hệ thần kinh trung ương, bao gồm rối loạn tâm thần, lo lắng, mất ngủ, trầm cảm, ảo giác, ý nghĩ tự tử, và lú lẫn.

Các tác dụng không mong muốn khác bao gồm nhược cơ trầm trọng, rối loạn nhịp tim, kéo dài khoảng QT, phản ứng quá mẫn/phản vệ, da tăng nhạy cảm với ánh sáng, rối loạn đường huyết, tiêu chảy do Clostridium difficile, ban mụn nước nặng trên da, trầm trọng thêm bệnh nhược cơ, tác dụng trên gan, rối loạn đường huyết, rối loạn thị lực, và phản ứng tan máu trong trường hợp thiếu enzyme glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD).

7. Cần lưu ý về những tương tác thuốc của kháng sinh Quinolon

Antacid (muối nhôm, magie), sucrafate, muối sắt, muối kẽm: Có thể làm giảm hấp thu của Quinolon ở dạ dày và ruột non do tạo phức chelat. Đề nghị uống các thuốc này cách xa thuốc Quinolon ít nhất 2 giờ.

Cimetidine: Có thể làm giảm độ thanh thải của pefloxacin (nhưng không tương tác với ciprofloxacin) bằng cách ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá tại gan.

Probenecid: Có thể làm giảm sự thải trừ qua thận của một số loại Quinolon bằng cách ức chế khả năng bài tiết qua ống thận.

NSAIDs: Tác dụng của Quinolon với receptor GABA có thể gây ra các tác dụng có hại trên hệ thần kinh trung ương, do đó việc sử dụng NSAIDs như fenbufen cùng với Quinolon có thể gây tăng kích thích não, có thể gây ra động kinh hoặc co giật.

Theophyllin: Ciprofloxacin, pefloxacin, enoxacin khi sử dụng chung có thể làm tăng nồng độ của theophyllin, gây ra hiện tượng độc.

Thuốc được chuyển hoá bởi hệ thống enzyme CYP P450: Sử dụng đồng thời với Quinolon có thể làm tăng độc tính của một số thuốc được chuyển hoá bởi hệ thống CYP P450. Một số Quinolon mới ít ức chế enzyme CYP P450 như Ciprofloxacin, Ofloxacin, enoxacin, pefloxacin, temafloxacin và ít gây ra tương tác.

Tóm lại, để đảm bảo an toàn, cần nhắc nhở bệnh nhân đọc kỹ tờ thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc khi được kê đơn kháng sinh nhóm Quinolon.

Nguồn: sieuthithuocviet


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: