351 lượt xem

9 cặp thuốc và thực phẩm phổ biến tương tác cần tránh

Một số người phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh, có thể là bệnh cấp tính hoặc mạn tính. Tuy nhiên, cần nhớ rằng có những tương tác giữa thuốc và thực phẩm, đồ uống hàng ngày không mong muốn.

Tương tác giữa thực phẩm và thuốc xảy ra khi một hoặc nhiều chất dinh dưỡng hoặc hợp chất trong thực phẩm thay đổi cách cơ thể xử lý thuốc. Điều này có thể làm tăng hoặc giảm liều lượng thuốc hấp thụ bởi cơ thể, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

Kết quả tiềm ẩn có thể bao gồm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ, gặp nhiều tác dụng phụ hơn, trong số đó có thể là những tác dụng nguy hiểm hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nên thảo luận với dược sĩ hoặc bác sĩ về các tương tác có thể xảy ra với thực phẩm, bao gồm cả rượu và bất kỳ điều chỉnh nào cần thực hiện đối với chế độ ăn uống của bạn.

Phòng truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM  cập nhật:  một số loại thuốc phổ biến tương tác với thực phẩm mà bạn cần chú ý:

<center><em>Tăng nguy cơ nhiễm độc gan khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau acetaminophen cùng với rượu.</em></center>
Tăng nguy cơ nhiễm độc gan khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau acetaminophen cùng với rượu.

1. Tương tác giữa thuốc giảm đau, hạ sốt acetaminophen và rượu

Nếu bạn sử dụng acetaminophen (Tylenol) sau khi đã uống rượu để giảm cảm giác buồn nôn hoặc đau đầu do rượu gây ra, bạn đang tự đặt mình vào tình trạng nguy hiểm.

Khi kết hợp acetaminophen với rượu, sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc gan. Nguy cơ này cao nhất khi người dùng thường xuyên tiêu thụ rượu và sử dụng acetaminophen hàng ngày. Do đó, cần tránh kết hợp này đặc biệt nếu bạn uống hơn ba đơn vị đồ uống có cồn mỗi ngày.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị nam giới và phụ nữ chỉ nên tiêu thụ tối đa hai đơn vị đồ uống có cồn mỗi ngày.

2. Tương tác giữa một số loại thuốc kháng sinh và sữa

Không nên sử dụng một số loại thuốc kháng sinh cùng với sữa, sữa chua hoặc pho mát. Các sản phẩm từ sữa có thể tương tác với thuốc và gây ra sự cản trở trong quá trình hấp thụ của thuốc vào máu. Điều này đặc biệt xảy ra với các loại fluoroquinolone như ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin và một số loại tetracyclin nhất định.

Nếu phải sử dụng, nên tránh ăn các sản phẩm sữa ít nhất hai giờ trước và sáu giờ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh.

3. Tương tác giữa thuốc chẹn kênh canxi và statin với bưởi

Thuốc chẹn kênh canxi thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp và đau thắt ngực. Một số loại như felodipine, nifedipine… đã được biết là có tương tác với nước bưởi.

Tương tác tương tự cũng xảy ra với statin, được sử dụng để điều trị cholesterol cao, bao gồm Atorvastatin, simvastatin…

Bưởi chứa một hợp chất ức chế một loại enzym gọi là CYP3A4, thường được sử dụng để chuyển hóa các loại thuốc thông thường. Uống nhiều bưởi hoặc tiêu thụ nước bưởi có thể gây ra sự ức chế của enzym này, dẫn đến sự tích tụ của thuốc trong cơ thể, có thể gây ra tình trạng nguy hiểm.”

4. Thuốc chống trầm cảm và thực phẩm giàu tyramine

Theo Dược sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Nếu bạn đang sử dụng thuốc chống trầm cảm thuộc loại chất ức chế monoamine oxidase (MAOI) như Isocarboxazid, phenelzine, selegiline, tranylcypromine…, bạn cần chú ý đến thực phẩm giàu tyramine trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Tyramine là một axit amin được liên kết với việc điều chỉnh huyết áp. Sự kết hợp này có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Thực phẩm giàu tyramine bao gồm pho mát, dưa chua, thực phẩm lên men, một số loại rượu cụ thể, cá ngâm, bia…

Mặc dù MAOI không thường được kê đơn như các loại thuốc chống trầm cảm khác như các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), và nếu tương tác này gây ra lo ngại, hãy thảo luận với bác sĩ về việc chuyển sang phương pháp điều trị khác.

5. Thuốc trị suy giáp levothyroxine + bất kỳ thức ăn nào

Đối với những người mắc suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém), việc sử dụng thuốc levothyroxine có thể là phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, cần uống thuốc này trước khi ăn bất kỳ thức ăn nào khoảng từ 30 đến 60 phút.

Uống thuốc cùng với thức ăn có thể làm giảm sự hấp thụ của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và hoạt động của tuyến giáp.

6. Thuốc lợi tiểu spironolactone + cam thảo

Spironolactone là một loại thuốc lợi tiểu thường được sử dụng để điều trị suy tim hoặc tăng huyết áp.

Cam thảo canh tranh với các thụ thể tương tự như spironolactone, làm giảm hiệu quả của thuốc. Vì vậy, nên tránh sử dụng cam thảo dưới dạng thực phẩm hoặc bổ sung dinh dưỡng nếu bạn đang sử dụng spironolactone.

<center><em>Dùng thuốc chống trầm cảm cùng với rượu nguy cơ huyết áp tăng đột ngột.</em></center>
Dùng thuốc chống trầm cảm cùng với rượu nguy cơ huyết áp tăng đột ngột.

7. Thuốc trị trầm cảm + rượu

Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu đồng thời với rượu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

Khi kết hợp các loại thuốc MAOI với rượu, có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn ngủ, khó tập trung, và nguy hiểm hơn là có thể gây ra tăng huyết áp đến mức gây đột quỵ hoặc tử vong.

Do cả hai chất đều ảnh hưởng đến hóa chất trong não, việc dự đoán phạm vi của các tác dụng phụ nghiêm trọng là rất khó. Đó chính là lý do tại sao không nên sử dụng rượu khi đang dùng thuốc điều trị trầm cảm.

8. Thuốc chống đông máu warfarin + rau cải

Warfarin là một loại thuốc làm loãng máu được sử dụng để điều trị vấn đề về cục máu đông. Rau cải như cải xoăn và bông cải xanh chứa nhiều vitamin K. Vấn đề nằm ở việc vitamin K có khả năng làm giảm tác dụng của warfarin.

Nếu không có warfarin, nguy cơ hình thành cục máu đông sẽ tăng lên. Do đó, đối với những người đang sử dụng thuốc chống đông máu như warfarin, cần cẩn trọng với việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin K.

9. Metronidazole + rượu

Metronidazole được sử dụng để điều trị nhiễm trùng, bao gồm cả viêm âm đạo do vi khuẩn. Khi sử dụng metronidazole cùng với rượu, thuốc có thể làm giảm quá trình chuyển hóa rượu và tạo ra acetaldehyd, một chất độc gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đỏ da, đau bụng, nhịp tim nhanh, huyết áp giảm, khó thở, và đau đầu nặng (tương tự như phản ứng disulfiram).

Do đó, không nên uống rượu khi sử dụng metronidazole và ít nhất phải chờ 48 giờ sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Nguồn: sieuthithuocviet


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Bài viết cùng chuyên mục: