638 lượt xem

Mách bạn cách phòng cúm A/H1N1

Khi hắt hơi, ho cần dùng khuỷu tay che miệng, mũi, tránh dịch tiết bắn ra xung quanh nhiều. Vậy cần làm gì để phòng tránh cúm A/H1N1?

Mách bạn cách phòng cúm A/H1N1

Theo chuyên gia y tế Nguyễn Linh – giảng viên Cao đẳng Dược, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cs TPHCM chia sẻ tại tin tức y tế: Cúm A/H1N1 bệnh lây truyền từ người sang người, và nhanh chóng bùng phát thành dịch, diễn biến lâm sàng đa dạng, có nhiều trường hợp nặng, tiến triển nhanh, dễ dẫn tới tử vong.

Làm gì để phòng tránh cúm A/H1N1?

Là bệnh rất dễ lây lan với tốc độ nhanh. Vì vậy, cần tuân thủ một số biện pháp cơ bản phòng tránh cho bản thân và gia đình như sau:

  • Vệ sinh cá nhân hằng ngày, rửa tay bằng xà phòng có tính chất diệt khuẩn sau khi đi ra ngoài về, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Đeo khẩu để bảo vệ bản thân, tránh lây bệnh theo đường giọt bắn khi đi ra ngoài và tại nơi có nguy cơ.
  • Khi hắt hơi, ho cần dùng khuỷu tay che miệng, mũi, tránh dịch tiết bắn ra xung quanh nhiều.
  • Đảm bảo vệ sinh nhà ở, trường học sạch sẽ, vệ sinh bề mặt, lau chùi, bàn ghế, mặt tủ, tay nắm cửa … thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường.
  • Theo dõi sát sức khỏe của bản thân và gia đình, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng … trong đợt dịch, cần đi khám ngay tại cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh và cách ly.
  • Người dễ mắc bệnh là trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính, người già … cần tránh tiếp xúc với những người bị bệnh và những người nghi ngờ mắc bệnh.
  • Tại các cơ sở y tế, người nhà bệnh nhân cần đeo khẩu trang nhằm tránh lây nhiễm chéo, giữ khoảng cách tầm hơn 1-2 m đối với trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với người bị mắc bệnh.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi nghi ngờ bị, đặc biệt là thuốc kháng virus. Hãy đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được làm xét nghiệm và chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Cách tốt nhất để phòng tránh cúm là tiêm vaccine chủng ngừa cúm mỗi năm. Các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt là bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Làm gì để phòng tránh cúm A/H1N1

Khi nào cần đi khám khi nghi ngờ mắc cúm A/H1N1?

Chuyên gia y tế Hoàng Thị Hậu – giảng viên Cao đẳng Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cs TPHCM trả lời câu hỏi “Khi nào cần đi khám khi nghi ngờ mắc cúm A/H1N1.”

  • Với trẻ em mắc cúm có biểu hiện thở nhanh, cảm giác khó thở, da xanh, niêm mạc nhợt. Trẻ không uống được, nôn mửa nhiều lần, hay nôn liên tục, bỏ bú. Trẻ ngủ li bì, mệt không chịu chơi. Có thể hết sốt 1 – 2 ngày, đỡ sổ mũi, nhưng sau đấy lại sốt, ho nhiều hơn.
  • Người trưởng thành cần đi khám khi khó thở, thở nhanh. Cảm giác đau, chèn ép ngực, bụng, hay bị choáng. Không tỉnh táo, nôn, mửa tăng lên nhiều lần, liên tục. Tình trạng dần một nặng lên, ho sốt ngày càng nặng lên.
  • Cần cách ly người bệnh ở nhà ít nhất là 24 giờ sau khi hết sốt. Tránh đám đông, tránh trường học, cách ly với người thân và bạn bè để tránh lây lan virus cúm cho người khác.
  • Uống thuốc theo chỉ định: Dự trữ thuốc theo đơn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều mà bác sĩ đã kê.
  • Vệ sinh không gian sống: Đối với đồ dùng, quần áo, vải lanh của người bệnh cần rửa sạch, tiệt trùng. Tách riêng đồ dùng của người bệnh để phòng tránh lây lan.

Cúm A/H1N1 là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của bạn và gia đình. Mặc dù vậy, có thể phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp chủ động như luôn giữ cơ thể khỏe mạnh, tránh nhiễm lạnh, tiêm vắc xin phòng cúm đầy đủ, đúng lịch. Hay khi nghi ngờ người thân hay chính mình bị bệnh, hãy mang khẩu trang y tế và đến các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm, chẩn đoán bệnh kịp thời.

 

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: