Thói quen ăn uống, sinh hoạt, thời tiết thay đổi và lịch trình di chuyển bận rộn trong dịp Tết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn thuốc thiết yếu để sử dụng trong các tình huống khẩn cấp khi Tết đến.
- Làm sao để khắc phục táo bón sau khi sử dụng kháng sinh?
- Thuốc chống say tàu xe phổ biến – Uống khi nào hiệu quả nhất
- Cách điều trị tình trạng nghẹt mũi khi sử dụng thuốc thông mũi là gì?
1. Danh mục các loại thuốc nên có trong dịp Tết
Bác sĩ, giảng viên trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết loại thuốc cần có trong nhà vào dịp Tết gồm:
1.1. Thuốc hạ sốt, giảm đau
Thời tiết thay đổi bất thường trong những ngày Tết thường là nguyên nhân dẫn đến cảm cúm, sốt,… Vì vậy, việc chuẩn bị một số loại thuốc hạ sốt, giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen, tiffy, decolgen,… là rất quan trọng để sử dụng khi cần thiết.
1.2. Thuốc điều trị bệnh mạn tính
Người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen suyễn, gout,… thường khó kiểm soát bệnh tốt trong thời gian Tết do chế độ ăn uống và sinh hoạt ít được duy trì khoa học. Vì vậy, cần đảm bảo sử dụng đều đặn các loại thuốc điều trị bệnh mạn tính như đã được chỉ định.
Ngoài ra, bệnh nhân nên chú ý duy trì thói quen sống và ăn uống lành mạnh để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
1.3. Thuốc chống dị ứng
Thời tiết thay đổi, môi trường sống biến động hoặc ăn uống đa dạng trong ngày Tết có thể làm người có cơ địa nhạy cảm bị dị ứng. Do đó, việc dự phòng các loại thuốc chống dị ứng là cần thiết để xử lý tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay,…
Một số loại thuốc dị ứng không cần kê đơn có thể dự trữ:
– Loratadin: Giảm các triệu chứng dị ứng theo mùa, đường hô hấp.
– Cetirizine: Dùng trong dị ứng thực phẩm, nổi mề đay.
– Terfenadine: Điều trị viêm dị ứng, nổi mề đay.
1.4. Thuốc hỗ trợ tiêu hóa
Chế độ ăn uống thất thường trong ngày Tết thường dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,… Vì thế, các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa cũng rất cần thiết Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng dược tphcm chia sẻ gồm:
– Thuốc trị tiêu chảy:
Một số loại thuốc không kê đơn như Smecta, Imodium, Actapulgite, Berberin,… có tác dụng bám dính, hấp thụ tác nhân gây hại, giảm nhu động ruột, kháng khuẩn, và bảo vệ niêm mạc tiêu hóa. Các thuốc này thường có dạng bột, cần pha nước trước khi uống.
Ngoài việc dùng thuốc, nếu tiêu chảy nhiều lần trong ngày, cần bổ sung chất điện giải đúng theo hướng dẫn. Dung dịch Oresol là lựa chọn phổ biến để bù nước và điện giải, cần pha chế đúng theo tỷ lệ khuyến cáo, không dùng dạng nước đóng sẵn.
– Thuốc điều trị táo bón
Các món ăn trong dịp Tết thường chứa nhiều chất béo, tinh bột và thiếu chất xơ, dễ dẫn đến tình trạng táo bón. Vì vậy, việc dự trữ thuốc hỗ trợ điều trị táo bón sẽ giúp cải thiện quá trình đại tiện. Một số thuốc có tác dụng này bao gồm lactulose, sorbitol,… và nên sử dụng khi đói theo liều lượng khuyến cáo từ nhà sản xuất.
– Thuốc hỗ trợ cải thiện triệu chứng tiêu hóa
Các loại men tiêu hóa như alpha amylase, pancreatin, papain, simeticone,… có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,… thường gặp trong dịp Tết.
1.5. Thuốc trị ho
Một số thuốc ho không kê đơn chứa thành phần tự nhiên như tinh dầu bạc hà, mật ong,… cũng nên có trong danh sách thuốc trong những ngày Tết. Những loại thuốc này giúp sát khuẩn đường hô hấp, chữa ho, long đờm,… Riêng dextromethorphan có tác dụng điều trị ho khan, nhưng cần lưu ý chọn dạng bào chế phù hợp với độ tuổi sử dụng.
1.6. Thuốc hạ huyết áp
Trong dịp Tết, sự thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt có thể làm tình trạng huyết áp cao trở nên nghiêm trọng hơn hoặc tái phát. Vì vậy, việc chuẩn bị thuốc hạ huyết áp sẵn sàng là điều cần thiết đối với người bệnh huyết áp cao để ngăn ngừa nguy cơ tai biến do huyết áp tăng đột ngột.
1.7. Thuốc trị đau dạ dày
Hiện nay, có một số loại thuốc kháng axit không kê đơn có thể sử dụng phòng ngừa cho người bị đau dạ dày trong dịp Tết như Gaviscon, Siloxogene, Kremil-S, Trimafort,… Các loại thuốc này giúp trung hòa axit trong dạ dày, ngăn ngừa tình trạng dư thừa axit, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, ợ chua, ợ nóng, và viêm loét dạ dày.
Lưu ý khi sử dụng: Thuốc dạng viên nén cần nhai kỹ trước khi nuốt; thuốc dạng hỗn dịch có thể pha với nước hoặc uống trực tiếp.
2. Một số lưu ý khi chuẩn bị thuốc trong dịp Tết
Ngoài các loại thuốc đã đề cập, mỗi gia đình cũng nên chuẩn bị thêm một số vật dụng y tế cần thiết phòng trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như: cồn y tế 70 độ, băng gạc vô khuẩn, bông y tế, cồn betadin, miếng dán vết thương, nước muối sinh lý 0.9%,…
Nếu trong gia đình có người đang điều trị bệnh hoặc vừa qua một đợt điều trị, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có danh sách thuốc cần thiết.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ thuốc cho dịp Tết, cần đảm bảo thuốc được giữ ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em, không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và bảo quản ở nơi khô ráo. Mỗi loại thuốc cần được cất riêng biệt, với nhãn dán ghi rõ tên và nhóm thuốc.
Trước khi mua bất kỳ loại thuốc nào để dự phòng cho Tết, hãy tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn chính xác. Khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc khuyến cáo từ nhà sản xuất.
Các loại thuốc dự phòng trong dịp Tết chỉ nên sử dụng khi có triệu chứng nhẹ. Nếu bệnh kéo dài hoặc trở nặng, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất về chăm sóc sức khỏe trong ngày Tết, để có một mùa xuân vui vẻ và khỏe mạnh, không bỏ lỡ những khoảnh khắc đoàn viên cùng gia đình.
Nguồn: sieuthithuocviet