1557 lượt xem

Dùng thuốc Lexomil dài ngày có ngây nghiện không?

Dùng liều thấp, Lexomil có tác dụng chọn lọc trên chứng lo âu, áp lực tâm lý và thần kinh căng thẳng. Dùng liều cao, Lexomil có tác dụng an thần và giãn cơ. Như vậy, dùng thuốc dài ngày có ngây nghiện không?

Dùng thuốc Lexomil dài ngày có ngây nghiện không?

Dùng thuốc Lexomil dài ngày có ngây nghiện không?

Thuốc lexomil là thuốc gì? có tác dụng gì?

Dược lực học: Dùng liều thấp, Lexomil có tác dụng chọn lọc trên chứng lo âu, áp lực tâm lý và thần kinh căng thẳng. Dùng liều cao, Lexomil có tác dụng an thần và giãn cơ.

Dược động học: Sau khi uống thuốc, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau 1 đến 2 giờ. Sinh khả dụng của hoạt chất không bị biến đổi trung bình là 84%. Theo nhiều Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết, Bromazépam có thời gian bán thải từ 10 đến 20 giờ ; ở người cao tuổi, thời gian này có thể k o dài hơn. Bromaz pam được chuyển hóa ở gan. Về mặt số lượng, có hai chất chuyển hóa chiếm tỉ lệ cao là 3­hydroxy­bromazépam và 2­(2amino­5­bromo­3­hydroxybenzoyl)­pyridine. Hai chất chuyển hóa này được đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng liên hợp. Bromazépam gắn kết với protéine huyết tương với tỉ lệ trung bình là 70%.

Thuốc lexomil là thuốc gì? có tác dụng gì?

Thuốc lexomil là thuốc gì? có tác dụng gì?

Liều dùng thuốc hiệu quả

Điều trị ngoại trú: 1,5-3 mg, tối đa 3 lần/ngày.

Trường hợp nặng, điều trị ở bệnh viện: 6-12 mg, 2 đến 3 lần/ngày. Liều nêu trên chỉ có tính tổng quát, cần điều chỉnh thích hợp cho từng bệnh nhân. Nếu điều trị ngoại trú thì liều khởi đầu nên thấp và tăng từ từ cho đến khi đạt được liều tối ưu. Khi các triệu chứng bệnh đã cải thiện sau vài tuần nên thử ngưng dùng thuốc. Nếu dùng thuốc đúng theo thời hạn này thì việc ngưng thuốc không gây vấn đề gì cả. Nếu đã dùng thuốc dài hạn thì khi ngưng thuốc phải từ từ.

Liều lượng trong những trường hợp đặc biệt: Nếu dùng trong nhi khoa, phải chỉnh liều theo thể trọng của trẻ. Ở bệnh nhân cao tuổi và yếu, phải dùng liều thấp hơn.

Chỉ định khi dùng thuốc Lexomil

Các rối loạn về cảm xúc khi sử dụng thuốc tân Dược Lexomil: tình trạng lo âu, căng thẳng, loạn tính khí kèm lo âu trong chứng trầm cảm, dễ bị kích động, mất ngủ.

Các biểu hiện do lo âu và căng thẳng thần kinh như:

  • Rối loạn chức năng của hệ tim mạch và hô hấp (rối loạn giả đau thắt ngực, hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, khó thở, thở gấp… do nguyên nhân tâm thần).
  • Rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa (hội chứng kết tràng dễ bị kích thích, viêm loét kết tràng, đau thượng vị, co thắt, trướng bụng, tiêu chảy…).
  • Rối loạn chức năng của hệ tiết niệu (bàng quang dễ bị kích thích, đái dắt, đau bụng kinh…). – các rối loạn tâm thần thực thể khác (nhức đầu do nguyên nhân tâm thần, bệnh ngoài da do nguyên nhân tâm thần…).

Lexomil cũng được chỉ định để điều trị tình trạng lo âu và căng thẳng có liên quan đến đến một bệnh mãn tính và cũng được sử dụng như một tâm lý liệu pháp hỗ trợ trong bệnh thần kinh tâm lý.

Người bệnh có thệ bị lệ thuộc vào thuốc

Dùng benzodiazépines có thể gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc. Nguy cơ này tăng lên khi dùng thuốc kéo dài, dùng liều cao hay ở những bệnh nhân có yếu tố mở đường. Triệu chứng nghiện thuốc thường xảy ra khi ngưng thuốc đột ngột và bao gồm – trong những trường hợp nặng nhất được ghi nhận – run rẩy, vật vả, rối loạn giấc ngủ, hồi hộp, nhức đầu và rối loạn sự tập trung. Ngoài ra, một số triệu chứng khác như toát mồ hôi, co thắt ở cơ bắp và ở bụng, rối loạn tri giác, và trong một số trường hợp hiếm, có thể gây mê sảng và cơn động kinh.

Tùy theo thời gian tác động của thuốc, các triệu chứng nghiện thuốc có thể xảy ra sau khi ngưng thuốc từ vài giờ đến một tuần hoặc lâu hơn.

Người bệnh có thể bị lệ thuộc vào thuốc

Người bệnh có thể bị lệ thuộc vào thuốc

Nhằm giảm tối đa nguy cơ bị lệ thuộc thuốc an thần kinh mới, các benzodiazépines chỉ được kê toa sau khi đã chẩn đoán kỹ bệnh và chỉ kê toa trong một giai đoạn ngắn nhất có thể (chẳng hạn trong chỉ định là thuốc ngủ, không được dùng quá 4 tuần). Nếu cần dùng thuốc tiếp tục, phải tái khám định kỳ. Chỉ cho dùng thuốc dài hạn ở những bệnh nhân có tình trạng bệnh thật xấu và sau khi đã cân nhắc giữa lợi ích điều trị với nguy cơ lệ thuộc thuốc.

Để tránh những triệu chứng cai nghiện, nên ngưng thuốc từ từ, trong thời gian này liều phải được giảm từ từ. Khi xuất hiện các triệu chứng cai nghiện, cần phải theo dõi sát và chăm sóc cho bệnh nhân.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: