1365 lượt xem

Ðề phòng với tác dụng phụ của atropin

Atropin là alcaloid kháng muscarin, một hợp chất amin bậc ba, có cả tác dụng lên TKTW và ngoại biên được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối giao cảm.

Ðề phòng với tác dụng phụ của atropin

Ðề phòng với tác dụng phụ của atropin

Tác dụng của atropine là gì?

Atropine gây ra nhiều tác động trong cơ thể, bao gồm làm giảm co thắt đường tiêu hóa (dạ dày và ruột), bàng quang, và ống mật. Điều này giúp kiểm soát các tình trạng như viêm đại tràng, bàng quang co thắt, viêm túi thừa, đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh, đau co thắt thận và mật, viêm loét dạ dày tá tràng và hội chứng ruột kích thích.

Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội cho rằng, Atropine cũng làm giảm sự bài tiết của nhiều cơ quan, qua đó giúp kiểm soát các tình trạng như: tiết axit dạ dày quá mức và tiết dịch ở tuyến tụy quá mức; giảm dịch tiết của mũi, phổi, tuyến nước bọt, và dạ dày trước khi phẫu thuật; và làm khô chất nhầy được sản sinh quá mức liên quan đến bệnh tật, nhiễm trùng và dị ứng. Atropine được dùng để điều trị triệu chứng cứng, run, tiết nước bọt, và đổ mồ hôi quá mức do bệnh Parkinson.

Tác dụng của atropine là gì?

Tác dụng của atropine là gì?

Atropine cũng có tác động lên tim. Thuốc được sử dụng trong quá trình phẫu thuật để duy trì chức năng tim, trong những trường hợp khẩn cấp liên quan đến tim, và để điều trị một số rối loạn về tim. Atropine được sử dụng để kiểm soát các giai đoạn thay đổi về tâm trạng (như khóc và cười) do các khối u não. Atropine cũng có tác động lên mắt và có trong các chế phẩm điều trị dành cho mắt. Atropine cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác.

Những đề phòng cần lưu ý khi sử dụng atropin

Trên thị trường atropin có các dạng như viên nén để uống, thuốc nước để tiêm hay dung dịch để nhỏ mắt. Nhiều giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, thuốc được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối giao cảm trong nhiều trường hợp như rối loạn bộ máy tiêu hóa, loét dạ dày – hành tá tràng (thuốc có tác dụng ức chế khả năng tiết acid dịch vị), hội chứng kích thích ruột (thuốc có tác dụng giảm tình trạng co thắt đại tràng, giảm tiết dịch), điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp hoặc mạn tính do tăng nhu động ruột và các rối loạn khác có co thắt cơ trơn như cơn đau co thắt đường mật, đau quặn thận…

Bên cạnh đó, atropin còn được dùng để điều trị ngộ độc phospho hữu cơ, điều trị nhịp tim chậm do ngộ độc digitalis, cơn co thắt phế quản, phòng say tàu xe, giãn đồng tử hay trong trường hợp mất khả năng điều tiết của mắt…

Những đề phòng cần lưu ý khi sử dụng atropin

Những đề phòng cần lưu ý khi sử dụng atropin

Đối với trường hợp phì đại tuyến tiền liệt (gây bí đái), liệt ruột hay hẹp môn vị, nhược cơ, glôcôm góc đóng hay góc hẹp (làm tăng nhãn áp và có thể thúc đẩy xuất hiện glôcôm)… không được dùng atropin. Tác dụng không mong muốn có thể xuất hiện khi dùng thuốc như: khô miệng, khó nuốt, khó phát âm, khát, sốt, giảm tiết dịch ở phế quản.

Dùng thuốc tân Dược atropin nhỏ mắt, nhất là ở trẻ em có thể gây ra ngộ độc toàn thân hoặc dùng nhỏ mắt kéo dài có thể gây kích ứng tại chỗ, sung huyết, phù và viêm kết mạc. Ngoài ra, thuốc có thể gây giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt, sợ ánh sáng. Trên hệ tim mạch có hiện tượng chậm nhịp tim thoáng qua, sau đó là nhịp tim nhanh, trống ngực và loạn nhịp. Thuốc có tác động lên hệ thần kinh nên có thể gây lú lẫn, hoang tưởng và dễ bị kích thích… Trẻ em và người cao tuổi rất dễ gặp các tác dụng không mong muốn này.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: