Thuốc viên đạn được dùng chủ yếu cho đối tượng trẻ nhỏ, thuốc có tác dụng hạ sốt và sử dụng bằng cách đặt vào hậu môn. Vậy làm thế nào để sử dụng thuốc mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ?
Khi chăm trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thì sốt là biểu hiện thường gặp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi trẻ sốt bắt đầu trên 38,5 độ C chúng ta bắt đầu phải hạ sốt cho trẻ để tránh hiện tượng co giật gây nguy hiểm cho tính mạng trẻ. Trong nhiều trường hợp trẻ không chịu uống thuốc hoặc uống vào là nôn, cũng có những trường hợp trẻ sốt cao li bì thì việc hạ sốt bằng đường uống lại càng khó khăn. Trong những trường hợp trên nhiều bậc phụ huynh phải lựa chọn hình thức hạ sốt bằng đặt hậu môn.
Ưu điểm của thuốc viên đạn hạ sốt
Thành phần của thuốc đạn hạ sốt thường chứa paracetamol với các liều lượng khác nhau tùy thuộc vào từng loại thuốc. Thuốc được bào chế bằng cách phối hợp dược chất với các tá dược có khả năng tan chảy ở nhiệt độ cơ thể (37oC). Cũng vì lý do này mà thuốc đặt hậu môn có thể tan một cách nhanh chóng và không bị đẩy ra bởi lực cản của cơ vòng hậu môn.
Khi sử dụng thuốc hạ sống đặt hậu môn thì khả năng hấp thụ thuốc là khá lớn do hệ thống tĩnh mạch trực tràng rất dày, lưu lượng máu tuần hoàn khá lớn. Hơn nữa, tĩnh mạch trực tràng lại đi thẳng vào tuần hoàn chung, không qua gan, nên dùng thuốc theo đường sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan trong việc thải độc. Đồng thời tác dụng của thuốc cũng cao nhờ việc không bị phá hủy ở gan.
Tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng viên đạn hạ sốt
Bên cạnh những ưu điểm kể trên việc sử dụng thuốc hạ sốt bằng cách đặt hậu môn cũng còn những hạn chế nhất định. Dưới đây là một số hạn chế có thể gặp:
Gây ngứa: Thuốc đạn đặt hậu môn thông thường sẽ gây cho trẻ cảm giác ngứa với mức độ và tần số tăng dần theo thời gian, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Sau khi đặt thuốc trẻ thường có biểu hiện khó chịu hay trung tiện, thậm chí són phân hoặc táo bón.
Đau rát, tiêu chảy: Hậu môn của trẻ có thể bị sưng tấy và đau rát sau khi đặt viên thuốc hạ sốt. Đôi khi thuốc còn để lại tác dụng phụ không mong muốn là trẻ có thể bị tiêu chảy nếu dùng với tần suất lớn và các lần dùng gần nhau. Lưu ý, không lạm dụng thuốc đặt hạ sốt vì có thể sẽ gây viêm trực tràng.
Nếu cho trẻ đặt thuốc vài ngày mà trẻ có triệu chứng đi ngoài thì cần dừng ngay. Bởi đặt thuốc trong khi trẻ bị đi ngoài, thuốc sẽ không có tác dụng do thuốc bị đào thải ngay ra ngoài. Thậm chí, thuốc còn gây kích thích tại chỗ khiến trẻ đi ngoài nhiều lần hơn.
Dùng viên đạn hạ sốt sao cho an toàn?
Theo Dược sĩ Đỗ Thu – giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, để mang lại hiệu quả sử dụng thuốc đồng thời an toàn cho trẻ các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thuốc khi chưa được sử dụng cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2-8 độ C. trước khi sử dụng thuốc cần kiểm tra xem thuốc còn đảm bảo độ cứng không.
Thuốc đã được bóc cần được đưa ngay vào hậu môn của trẻ vì đây là loại thuốc có đặc điểm dễ tan,
Khi đã sử dụng đến thuốc đặt hạ sốt thì chúng ta không nên sử dụng song song thuốc uống có chứa paracetamol. Điều này rất dễ dẫn đến quá hiều kéo theo việc hạ sốt quá nhanh, có thể gây ngộ độc thuốc ở trẻ nhỏ.
Trước khi sử dụng thuốc các bậc phụ huynh cần vệ sinh hậu môn trẻ thật sạch. Để trẻ ở tư thế dốc mong cho dễ dàng đặt thuốc và từ từ đưa thuốc vào hậu môn cho trẻ. Sau khi đã đưa thuốc vào hậu môn, chúng ta cần khép hai môn của trẻ lại để thuốc không bị rơi ra ngoài.
Không nên lạm dụng việc hạ sốt bằng cách đặt thuốc hậu môn. Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa hai lần và bố mẹ nên xen kẽ việc đặt thuốc và uống thuốc. Chúng ta chỉ nên đặt thuốc khi không thể hạ sốt cho trẻ bằng cách uống thuốc.
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn