1369 lượt xem

Làm gì khi bị ngộ độc Phospho hữu cơ?

Điều trị ngộ độc Phospho

Ngộ độc Phospho hữu cơ thường gặp trong nông nghiệp và nhiễm độc qua tiêu hóa có thể do uống tự tử, nhiễm qua da khi phun thuốc hoặc đường hô hấp do hít phải.

Hình ảnh người dân phun thuốc trừ sâu có thể nhiễm phospho hữu cơ

Hình ảnh người dân phun thuốc trừ sâu có thể nhiễm phospho hữu cơ

Bác sĩ Phạm Hữu (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM) cho biết: Phospho hữu cơ gắn với enzym acetylcholinesterase, phospho làm mất hoạt tính enzyme này. Do đó gây nên cường acetylcholin biểu hiện với 3 hội chứng: Muscarin, Nicotin và hội chứng thần kinh trung ương.

Hội chứng Muscarin

  • Cơ chế: do ức chế acetylcholinesterase, giảm phân hủy acetylcholine gây kích thích hậu hạch phó giao cảm.
  • Biểu hiện: Co cơ trơn: co thắt phế quản gây tức ngực, khó thở có thể đưa đến suy hô hấp; đau bụng, buồn nôn, ỉa chảy; đồng tử co, nhìn mờ. Tăng tiết các tuyến ngoại tiết: tăng tiết phế quản; ỉa chảy do tăng tiết dịch ruột; chảy nước mắt. Tác dụng lên tim mạch gây giảm nhịp tim, mạch chậm, hạ huyết áp, đôi khi có rối loạn nhịp tim kiểu rung nhĩ, nhịp nhanh thất,tiểu tiện không tự chủ.

Hội chứng Nicotin

  • Cơ chế: do sự tích lũy acetylcholin ở bản vận động gây rối loạn thần kinh cơ; do kích thích thần kinh giao cảm.
  • Biểu hiện: cơ vân: gây giật cơ, máy cơ, co cứng thớ cơ, yếu cơ bao gồm cả cơ hô hấp dẫn đến suy hô hấp do liệt cơ. Kích thích giao cảm: da lạnh, xanh tái, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tăng đường huyết.

Hội chứng thần kinh trung ương

Tin Y học tổng hợp cho thấy hội chứng thần kinh trung ương nguyên nhân là do tác dụng tại các synap thần kinh trong não.

  • Biểu hiện: lo lắng, bồn chồn, chóng mặt, căng thẳng; mất ngủ, ác mộng; suy sụp, ngủ gà, lẫn lộn, nói lắp; nói khó, thất điều, nhược cơ toàn thân, hôn mê mất các phản xạ; nặng: ức chế trung tâm hô hấp, tuần hoàn gây ra rối loạn nhịp thở kiểu Cheyne – Stockes, suy hô hấp, trụy mạch với khó thở xanh tím, tụt huyết áp.
  • Các triệu chứng đáp ứng với điều trị atropin và không để lại di chứng sau này.

Tiến triển lâm sàng

Thường xảy ra rất sớm trước 12 giờ sau ngộ độc: vài giây sau nhiễm độc qua đường hô hấp; vài phút đến vài giờ sau nhiễm độc đường tiêu hóa; muộn hơn, nhẹ hơn với nhiễm độc ngoài da.

Các dấu hiệu lâm sàng thường nặng nhất trong 2 ngày đầu, có khi kéo dài đến ngày thứ 5 hoặc lâu hơn.

Điều trị ngộ độc PhosphoĐiều trị ngộ độc Phospho như thế nào?

Các trường hợp quá nặng làm tê liệt các trung tâm vận mạch gây tử vong nhanh chóng.

Suy hô hấp có thể do: Co thắt, tăng tiết phế quản; liệt cơ hô hấp (do tổn thương trung ương và ngoại vi); viêm phổi sặc do nhiễm trùng; phù phổi tổn thương

Điều trị ngộ độc Phospho

Các biện pháp tẩy rửa:

  • Nhiễm độc qua da: cởi bỏ quần áo; tắm rửa gội đầu bằng xà phòng trung tính.
  • Nhiễm độc qua đường hô hấp: nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc; để bệnh nhân nằm nơi thoáng gió.
  • Nhiễm độc qua đường tiêu hóa:

 + Rửa dạ dày: để bệnh nhân nằm nghiêng trái, đầu dốc; dùng sonde Faucher, nước ấm 37 độ C, sạch có pha muối để có đậm độ 0,9%; rửa sau khi đảm bảo hô hấp, rửa đến khi nước trong.

 + Than hoạt: pha vào dịch rửa dạ dày 20g/l trong 5l đầu; sau rửa dạ dày dùng 120g chia 6 lần 2h/lần bơm vào sonde dạ dày, hút sạch dạ dày mỗi lần bơm thuốc.

 + Thuốc tẩy: Dùng magie sulphat 30g bơm vào dạ dày sau liều than hoạt cuối cùng

 Sử dụng atropin

 – Cơ chế: đối kháng tác dụng của acetylcholin lên hệ Muscarinic và thần kinh trung ương.

 – Nguyên tắc: Ngay khi chẩn đoán xác định ngộ độc cấp phospho hữu cơ phải duy trì độ ngấm atropin với các tiêu chuẩn: Hết co thắt và tăng tiết phế quản (quan trọng nhất) biểu hiện bằng: Phổi hết rales; áp lực đường thở thấp < 25cm H2O; không có cảm giác chẹn ngực, bóp bóng dễ dàng. Mạch 70l/p; đồng tử: 3 – 5mm; da: hồng, ấm, không đau bụng, không buồn nôn, nôn.

– Thời gian sử dụng: tùy từng bệnh nhân, thường từ 3 – 7 ngày.

– Giảm liều sau khi có thể và ngừng atropin khi liều nhỏ hơn hoặc bằng 2mg/24h.

Hình ảnh người dân phun thuốc trừ sâu có thể nhiễm phospho hữu cơThuốc trừ sâu có thể nhiễm phospho hữu cơ

 Sử dụng P.A.M

 – Cơ chế: P.A.M (pralidoxime) có tác dụng khử phosphoryl và khử độc các phân tử phospho hữu cơ còn lại trong máu.

 – Nguyên tắc: dùng càng sớm càng tốt ngay khi có chẩn đoán.

– Thời gian dùng tùy theo tiến triển, ít nhất dùng trong 3 – 4 ngày đầu sau nhiễm độc.

Các biện pháp khác:

Hồi sức hô hấp, hồi sức tuần hoàn, cân bằng nước điện giải, nuôi dưỡng, chăm sóc vệ sinh thân thể cho người bệnh; khám tâm thần và tâm lý liệu pháp; giáo dục phòng tái nhiễm.

Ngộ độc phospho hữu cơ tuy nhiên ít gặp bị động do tiếp xúc mà thường gặp với những người do uất ức mà tìm cách tự tử cho nên chúng ta cần chẩn đoán sớm để có cách xử lý nhanh và chính xác mới đem lại sự sống cho người bệnh bằng những hội chứng trên.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn – (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: