915 lượt xem

Giải đáp thắc mắc về tiêm chủng mở rộng

Vaccine 5 trong 1 có nhiều dạng bào chế thương mại khác nhau. Đây là loại vaccine kết hợp bốn thành phần bạch cầu – ho gà – uốn ván và Hib cùng với vaccine bại liệt hoặc là vaccine viêm gan B.

Giải đáp thắc mắc về tiêm chủng mở rộng

Giải đáp thắc mắc về tiêm chủng mở rộng

Lịch trình tiêm chủng mở rộng

Hiện nay, các hướng dẫn về chủng ngừa trên thế giới và ở Việt Nam đang khuyến cáo về thời gian giãn cách giữa các đợt tiêm như sau:

Theo tổ chức ACIP/CDC 2017, trẻ 6 tháng tuổi tiêm mũi bạch cầu – ho gà – uốn ván (còn gọi vaccine DTP) lần thứ 3 (đợt tiêm cơ bản) và trẻ 15-18 tháng tuổi tiêm mũi DTP thứ 4 (đợt tiêm nhắc).

Chuyên trang tin tức Y Dược có cập nhật thông tin, chương trình Tiêm chủng mở rộng của Việt Nam đã đưa ra quy định rằng trẻ 4 tháng tuổi tiêm mũi DTP thứ 3 (đợt tiêm cơ bản) và trẻ 18 tháng tuổi tiêm mũi DTP thứ 4 (đợt tiêm nhắc).

Có thể chuyển đổi qua lại giữa các dạng vaccine 5 trong 1 trong lịch trình tiêm chủng cho trẻ không?

Vaccine 5 trong 1 là một cái tên quen thuộc hiện đang lưu hành trên thị trường có nhiều dạng bào chế thương mại khác nhau. Một số dạng có thành phần chủ yếu bao gồm Vaccine bạch hầu, uốn ván, ho gà và Hib. Điểm khác biệt cơ bản giữa các dạng 5 trong 1 này là thành phần Vaccine thứ 5 (hoặc là Vaccine bại liệt hoặc là Vaccine viêm gan B) còn 4 thành phần bạch cầu – ho gà – uốn ván và Hib giống nhau ở hầu hết các loại.

Có thể tiêm sớm hơn cho trẻ so với lịch hẹn không?

Bác sĩ lâm sàng có thể xem xét và ra quyết định tiêm sớm hơn trong một số trường hợp trẻ cần được tiêm trước thời điểm trong lịch hẹn, nhưng cần lưu ý đến giới hạn nhỏ nhất của khoảng thời gian từ lần tiêm trước đến thời điểm quyết định tiêm tiếp theo (khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều tiêm). Các bậc phụ huynh lưu ý tuyệt đối không tự ý tiêm cho trẻ sớm hơn lịch hẹn hoặc thời gian quy định được bộ Y tế khuyến cáo.

Có thể tiêm sớm hơn cho trẻ so với lịch hẹn không?

Có thể tiêm sớm hơn cho trẻ so với lịch hẹn không?

Việc giảm khoảng cách giữa 2 liều tiêm quá mức giới hạn tối thiểu có thể gây hiện tượng giao thoa giữa đáp ứng của cơ thể đối với Vaccine vừa tiêm và kháng thể bảo vệ của những lần tiêm trước đó, kết quả là làm giảm đáng kể hiệu quả và tác dụng bảo vệ của Vaccine. (Thầy Trần Anh Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ).

Quy định về khoảng cách hai liều tiêm

Quy định về khoảng cách tối thiểu giữa hai liều tiêm thay đổi tùy theo loại Vaccine. Thời gian này nhằm đảm bảo độc lực của vaccine không bị trùng lặp giữa hai lần tiêm gây ra nguy cơ cho trẻ. Khoảng cách tối thiểu giữa hai lần tiêm của một số vaccine phổ biến như sau:

Nhóm các loại Vaccine bất hoạt (bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib, viêm gan A, B, não mô cầu, viêm não Nhật Bản B…):

+ Không có khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm Vaccine khác loại.

+ Có khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm Vaccine cùng loại. Ví dụ: với Vaccine DTP thì khoảng cách tối thiểu giữa 3 mũi tiêm cơ bản là 4 tuần.

Các loại Vaccine sống giảm độc lực (sởi-quai bị-rubella, thủy đậu, lao, bại liệt dạng uống [OPV]) nếu không được chủng ngừa cùng lúc thì phải chủng cách nhau ít nhất 4 tuần với tất cả đối tượng.

Tại sao cần đợt tiêm nhắc sau các đợt tiêm cơ bản?

Sau khi tiêm đủ liều Vaccine cơ bản, kháng thể tạo ra sẽ có tác dụng bảo vệ cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với một số Vaccine, lượng kháng thể này sẽ giảm dần theo thời gian. Khi đó, hệ miễn dịch của trẻ có thể không có đủ khả năng bảo vệ trước sự tấn công của mầm bệnh. Vì vậy, cần tiêm nhắc lại cho trẻ để giúp làm tăng thêm nồng độ kháng thể và tăng cường hiệu quả bảo vệ của hệ miễn dịch.

Nhiều loại Vaccine cần được tiêm nhắc lại như Vaccine phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, thủy đậu, viêm não Nhật Bản, bại liệt, phế cầu… Việc tiêm nhắc mỗi bệnh tùy thuộc vào khuyến cáo của quốc gia và thông tin của nhà sản xuất, được đưa ra dựa trên kết quả các thử nghiệm lâm sàng.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: