395 lượt xem

Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Nếu không được điều trị đúng cách, rối loạn tiền đình có thể trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến biến chứng nguy hiểm và gây lãng phí tiền bạc.

<center><em>Người bị rối loạn tiền đình có thể gặp các triệu chứng ù tai, giảm thính lực.</em></center>
Người bị rối loạn tiền đình có thể gặp các triệu chứng ù tai, giảm thính lực.

Các rối loạn tiền đình (vestibular disorders) là những tình trạng gây mất cân bằng về tư thế do tổn thương liên quan đến hệ thống tiền đình. Chúng có thể được phân loại thành hai loại: rối loạn tiền đình ngoại biên (chiếm khoảng 90-95%) và rối loạn tiền đình trung ương (chiếm khoảng 5-10%)

1. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình không phải là một bệnh lý nguyên phát, mà thường là kết quả của nhiều loại bệnh khác nhau. Cô Hoàng Duyên giảng viên tại Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết các nguyên nhân bao gồm:

Thiếu máu não gây ra sự giảm cung cấp máu đến cơ quan tiền đình.

Tổn thương dây thần kinh tiền đình ốc tai (dây số 8) dẫn đến các tình trạng như u dây thần kinh số 8, viêm dây thần kinh số 8 do virus, và các biến chứng tương tự.

Tổn thương tai trong có thể xuất phát từ viêm tai giữa do vi khuẩn hoặc virus, viêm tai trong, bệnh Meniere, hoặc nhiễm độc tai do sử dụng thuốc.

Bất thường về mạch máu não, u não hoặc sau khi bị đột quỵ.

Các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận mạn, và suy tuyến giáp.

2. Triệu chứng của rối loạn tiền đình

Triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể thay đổi tùy theo giai đoạn của bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:

Rối loạn tiền đình ngoại biên thường bao gồm: cảm giác chóng mặt (có thể là các cơn chóng mặt thoáng qua), nhìn bị hoa, chóng mặt, cảm giác choáng váng, mất cân bằng, đứng không vững, nghe tiếng ù tai…

Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như cơn chóng mặt kéo dài, suy giảm thính lực, buồn nôn, khó tập trung, tiết mồ hôi nhiều, nhịp tim giảm, cảm giác khó khăn hoặc dễ bị té ngã khi đứng.

Những người mắc rối loạn tiền đình trung ương thường gặp các triệu chứng như: khó đi, dáng đi giống như người say rượu, cảm giác chóng mặt, buồn nôn, suy giảm thính lực, và khó khăn trong việc phối hợp các động tác.

3. Rối loạn tiền đình có lây không?

Rối loạn tiền đình không phải là bệnh truyền nhiễm.

<center><em>Cuộc sống căng thẳng, áp lực kèm theo lối sống thiếu khoa học khiến người mắc rối loạn tiền đình ngày càng tăng.</em></center>
Cuộc sống căng thẳng, áp lực kèm theo lối sống thiếu khoa học khiến người mắc rối loạn tiền đình ngày càng tăng.

4. Ngăn ngừa rối loạn tiền đình

Theo cô Thanh Nga – giảng viên tại Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ: Để ngăn ngừa rối loạn tiền đình, có một số biện pháp mà mọi người có thể thực hiện:

Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, hoặc cà phê, vì chúng có thể gây ra mất nước và co thắt mạch máu, làm tăng nguy cơ rối loạn tiền đình.

Tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp, có thể tập trung vào các bài tập giúp cải thiện tuần hoàn máu.

Giảm căng thẳng và stress trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong công việc, bằng cách duy trì giấc ngủ đủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày và thực hiện các hoạt động giảm stress như thiền, yoga, hoặc nghe nhạc nhẹ.

Đảm bảo uống đủ nước để duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể và ngăn ngừa tình trạng chóng mặt do mất nước.

Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm các thực phẩm tốt cho não như Omega-3, vitamin B, rau xanh đậm màu, hạt, ngũ cốc, sữa, cá thu, nấm, và trứng. Hạn chế đồ ăn giàu muối, đường, thực phẩm chế biến, và đồ ăn có nhiều dầu mỡ..

5. Điều trị rối loạn tiền đình

Để điều trị rối loạn tiền đình, cần sự giám sát và chỉ định của các chuyên gia thần kinh tại các cơ sở y tế có uy tín. Việc không điều trị rối loạn tiền đình đúng cách có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và gây lãng phí tài chính.

Sau khi thăm khám lâm sàng và đánh giá triệu chứng của bệnh nhân, các bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm như chụp MRI, CT Scanner, đo lưu huyết não, và xét nghiệm khu trú hệ thần kinh để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Điều trị rối loạn tiền đình thường được chia thành các phương pháp sau:

Điều trị nguyên nhân: Sử dụng các loại thuốc tăng tuần hoàn não, tăng tuần hoàn tai trong, thuốc chống viêm dây thần kinh số 8 do virus, hoặc phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân gây tổn thương tai trong, tổn thương não, hoặc u dây thần kinh số 8.

Điều trị triệu chứng: Sử dụng các loại thuốc giúp giảm chóng mặt, thuốc an thần nhẹ, thuốc chống nôn, và thuốc bổ thần kinh.

Phục hồi chức năng tiền đình qua các bài tập như tăng cường hoạt động phối hợp giữa các bộ phận của cơ thể, từ đó giúp não nhận biết và xử lý tín hiệu từ tiền đình một cách nhịp nhàng và thông suốt hơn.

Ngoài ra, việc duy trì các thói quen lành mạnh như kiểm soát căng thẳng, tập thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn máu não, tăng cường lưu thông khí huyết, bổ sung nhiều rau củ quả vào khẩu phần ăn hàng ngày, và hạn chế đồ ăn giàu đường, muối, dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn cũng được khuyến khích.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: