962 lượt xem

Thuốc Aerius là gì? Thành phần, tác dụng và cách dùng

Aerius là loại thuốc được dùng điều trị dị ứng viêm mũi, dị ứng mề đay ở da, tìm hiểu về thành phần, tác dụng, liều dùng và cách sử dụng của Aerius hỗ trợ điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.

Thuốc Aerius điều trị viêm dị ứng, nổi mề đay
Hiện nay có rất nhiều loại bệnh mới xuất hiện tấn công đến sức khỏe của con người, cũng chính bởi lẽ đó mà các sản phẩm thuốc điều trị cũng được tung ra thị trường ngày một đa dạng hơn.
Dưới đây là những chia sẻ của các Bác sĩ, dược sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng và cách sử dụng thuốc Aerius an toàn. Các bạn cùng theo dõi nhé.

Tìm hiểu thông tin về tác dụng, liều dùng và cách dùng thuốc Aerius

Thành phần của thuốc Aerius bao gồm Desloratadine 5 mg/viên nén hoặc 0.5 mg/ml siro thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và các trường hợp quá mẫn. Được bào chế dưới dạng viên nén bao phim hoặc dạng siro.

Theo các nhà thuốc tân dược, Aerius là thuốc kháng sinh có tác dụng hiệu quả trong điều trị các triệu chứng sau:

  • Làm giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, sưng huyết, chảy nước mũi…
  • Thuốc Aerius giúp cải thiện trình trạng ngứa họng và ho
  • Cải thiện được tình trạng đỏ mắt, nghẹt mũi
  • Thuốc Aerius giúp cải thiện trình trạng bị ngứa do phát ban
  • Cải thiện được các triệu chứng lên mề đay, dị ứng và ngứa do phát ban

Ngoài ra, một số trường hợp được các Bác sĩ chống chỉ định sử dụng Aerius như: Người bệnh quá mẫn hoặc dị ứng với tất cả các thành phần của thuốc; trẻ em dưới 6 tháng tuổi; đặc biệt trường hợp bà bầu, phụ nữ đang cho con bú nên cân nhắc khi sử dụng. Nếu dùng cần tham khảo ý kiến Bác sĩ để tránh gặp phải một số nguy cơ không tốt cho cả mẹ và con.

Liều lượng và cách dùng thuốc Aerius hiệu quả

Thuốc Aerius được bào chế dưới dạng viên nén và siro dùng theo đường uống, tuy nhiên đối với dạng viên được các Bác sĩ hướng dẫn sử dụng uống với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Không nghiền nát,không nhai thuốc trước khi uống, trừ khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Tuyệt đối không uống thuốc kèm theo với thức uống có gas, thức uống chứa cồn. Chúng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thuốc Aerius làm quá trình điều trị không được hiệu quả.

Đối với dạng siro khi dùng cần rót thuốc ra chiếc cốc nhỏ có các mốc đo thể tích đúng liều dùng chỉ định. Nên uống dung dịch siro ở dạng nguyên chất, sau đó tráng miệng với nước lọc hoặc nước sôi để nguội.

Dược sĩ Phương Thảo giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, thông thường liều dùng thuốc Aerius ở dạng viên sẽ được dùng cho người lớn, còn ở dạng siro thích hợp dùng cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.

 Liều dùng thuốc Aerius được các Bác sĩ phân chia theo từng đối tượng cụ thể:

– Liều dùng đối với người lớn điều trị các triệu chứng do viêm mũi dị ứng và mày đay:

Bạn nên uống 1 viên nén/lần/ ngày. Đối với dạng siro nên uống 5ml/lần/ ngày là tốt nhất.

– Liều dùng đối với thanh thiếu niên trên 12 tuổi điều trị các triệu chứng do viêm mũi dị ứng và mày đay: 

Đối với trẻ em trên 12 tuổi thì liều dùng của thuốc aerius giống như đối với liều dùng của người lớn. Nên sử dụng một viên nén bao phim 5mg hoặc 10ml

– Liều dùng đối với trẻ em từ 6-11 tháng tuổi

Nên dùng liều 2,5mg mỗi ngày một lần.

– Liều dùng đối với trẻ em từ 1 đến 5 tuổi 

Cha mẹ nên cho con uống theo dạng siro mỗi ngày một lần, khoảng 2,5ml thuốc là đủ. Trẻ từ 6-11 tuổi bạn nên cho uống theo liều cao hơn, dạng siro 5ml/lần/ ngày.

Liều dùng thuốc dị ứng Aerius được chia sẻ trên đây chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế cho chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, mỗi trường hợp bệnh sẽ được chỉ định liều dùng thuốc khác nhau. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc vì sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dùng.

Lưu ý trẻ em dùng thuốc Aerius cần theo chỉ định của các bác sĩ

Những tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc Aerius

Bất kỳ các loại thuốc kháng sinh nào cũng đều có nguy cơ tác dụng phụ đều có thể xảy rai. Đối với thuốc Aerius cũng vậy, có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến như:

  • Tiêu chảy, đau nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, co giật
  • Miệng khô, mũi hoặc cổ họng
  • Bị các triệu chứng liên quan đến vấn đề về gan như vàng da hoặc mắt
  • Có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng (khó thở, nổi mề đay, hoặc sưng miệng hoặc cổ họng)
  • Người bị bị lo lắng bồn chồn với một số hoạt động cơ thể không kiểm soát tăng lên
  • Bị rối loạn nhịp tim, thường đập nhanh hơn thường lệ.

Ngoài ra, một số tác dụng phụ có thể ít gặp phải hơn như:

  • Sốt cao, sốc phản vệ (khó nuốt, tim đập nhanh, phát ban da, sưng mí mắt, tức ngực, thở khò khè, khó thở,…)
  • Rối loạn nhịp tim
  • Ngứa da, sưng da, mặt, cổ họng
  • Men gan tăng cao, có thể gây nguy cơ viêm gan.

Chuyên trang thuốc kháng sinh khuyến cáo quá trình dùng thuốc cần để ý các tác dụng phụ có thể xảy ra có thể có một số tác dụng phụ khác tùy vào cơ địa mỗi người. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu bạn gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng bất thường hoặc gây khó chịu để được điều trị kịp thời.


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: