4055 lượt xem

Bệnh ghẻ nước và những điều cần biết

Bệnh ghẻ nước có nguy hiểm không?

Bệnh ghẻ nước đã không còn xa lạ với nhiều người, bệnh khiến cho cuộc sống của người mắc khó khăn hơn. Bệnh hiện nay có xu hướng xuất hiện nhiều ở các vùng thành thị, tập trung đông dân cư và nơi có chất lượng cuộc sống kém.

Bệnh ghẻ nước và những điều cần biết

Bệnh ghẻ nước và những điều cần biết

Bệnh ghẻ nước là bệnh gì?

Theo tin y dược tổng hợp thì, bệnh ghẻ nước là bệnh ghẻ hình thành nên các mụn nước do ký sinh trùng ghẻ gây ra. Bệnh hay xảy ra ở những khu tập trung đông dân cư và vệ sinh nơi ở thấp, nhà ở chật hẹp. Bệnh dễ lây lan từ người bệnh sang người lành. Bệnh tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh.

Dịch tễ bệnh ghẻ nước

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ là ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei gây ra. Ký sinh trùng ghẻ (ghẻ cái) có 4 đôi chân, kích thước khoảng 0,3mm, màu trắng bẩn, hai chân trước của ghẻ cái có kèm theo các ống giác để hút, hai chân sau có các sợi lông dài có thể di động. Ghẻ cái đẻ khoảng 3 trứng mỗi ngày, sau 4 ngày trứng nở, ghẻ non di chuyển lên bề mặt da trưởng thành ở đó. Chu kỳ sống của ghẻ khoảng 30 ngày  ở trong và trên thượng bì.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh ghẻ nước
Dấu hiệu lâm sàng của bệnh ghẻ nước là gì?

Đối tượng dễ cảm nhiễm là trẻ em và phụ nữ. Bệnh xuất hiện vào mùa đông nhiều hơn mùa hè. Những bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao mắc ghẻ. Bệnh dễ lây lan giữa các cá nhân sống chung với nhau trong cùng môi trường.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh ghẻ nước

Giai đoạn đầu: Bệnh nhân không thấy có bất kỳ triệu chứng nào, không phát hiện có ghẻ cái xâm nhập vào cơ thể cho đến sau khoảng 1 tuần lây bệnh. Bệnh nhân ngứa nhiều vào ban đêm và ban ngày giảm đi.

Giai đoạn sau: lúc này ghẻ cái đào nhiều hang ngoằn ngoèo, màu trắng xám và dài vài mm, đầu hang xuất hiện những mụn nước, đây chính là nơi ký sinh trùng ẩn náu. Bệnh nhân ngứa dữ dội và tăng lên khi bệnh nhân ngủ vào ban đêm. Các nốt ghẻ nước xuất hiện tại các nếp kẽ, bờ bên các ngón tay, nếp gấp cổ tay, lòng bàn tay, bàn chân, nách, bìu, dương vật, quầng vú, môi lớn.

Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, ghẻ nước có thể xuất hiện ở cả vùng da mặt và da đầu. Các vùng ngứa xuất hiện có màu đỏ hoặc tím thường ở vùng nách và thân mình, vùng bìu do phản ứng quá mẫn của cơ thể với ký sinh trùng ghẻ. Thường khi lần đầu tiên mắc ghẻ nước các triệu chứng xuất hiện muộn hơn và bệnh nhân cảm nhận được muộn hơn lần sau bởi cơ thể lúc này đã có sự mẫn cảm trước đó với ghẻ. Trên da xuất hiện các vết trầy xước do bệnh nhân ngứa gãi khiến tổn thương da. Những vết trầy xước đó có thể gây bội nhiễm, chàm hóa hoặc mụn mủ. Nặng nề hơn là có thể gây nhiễm trùng toàn thân, viêm cầu thận cấp.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh ghẻ nướcDấu hiệu lâm sàng của bệnh ghẻ nước

Bệnh ghẻ là bệnh có thể phòng được. Để phòng ngừa bệnh ghẻ cần thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh, đồ dùng cá nhân, chăn chiều, quần áo giặt sạch phơi khô. Những người đã mắc ghẻ cần được điều trị triệt để hạn chế lây bệnh cho những người xung quanh, đặc biệt không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc ghẻ. Nếu bệnh không được điều trị triệt để sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.

Theo website: sieuthithuocviet.edu.vn – Phương Lâm – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Thẻ tìm kiếm:

Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: