993 lượt xem

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ xương như thế nào?

Chấn thương gãy xương là một trong những chấn thương rất thường gặp gây ra nhiều đau đớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, tàn phế nếu không được sơ cứu và điều trị đúng cách.

Trường hợp nào cần phẫu thuật xương?

Trường hợp nào cần phẫu thuật xương?

Trường hợp nào cần phẫu thuật xương?

Gãy xương tùy vào nguyên nhân và mức độ chấn thương mà hình thái tổn thương rất đa dạng. Về tổng quan có thể chia thành gãy hở và gãy kín, gãy đơn giản, gãy phức tạp, rạn xương hay gãy vụn… Xử trí xương gãy hiện nay có các hình thức nhưng nắn chỉnh nẹp cố định bằng dụng cụ nẹp chuyên dụng hoặc tạo hình bột, kéo tạ, phẫu thuật xương.

Phẫu thuật xương đòi hỏi phải được tiến hành ở cơ sở y tế có đủ chuyên môn, phòng mổ với đầy đủ trang thiết bị. Các tổn thương gãy xương thường được chỉ định phẫu thuật gồm có:

  • Gãy cao thân hai xương cẳng tay di lệch.
  • Gãy thân xương đùi ở người lớn.
  • Gãy phạm vào các khớp lớn.
  • Gãy cổ xương đùi di lệch.
  • Gãy cột sống có chèn ép tủy hoặc gãy cột sống không vững.
  • Gãy xương có các biến chứng thần kinh, mạch máu…
  • Các chỉ định phẫu thuật tương đối khác như: Gãy xương chậu, gãy đầu trên hay gãy đầu dưới thân xương đùi, gãy cẳng chân di lệch, gãy các thân xương dài…

Ngoài ra phẫu thuật xương còn được tiến hành cho các mục đích khác ngoài gãy xương như:

  • Phẫu thuật sửa trục chi trong chân chữ O, chân chữ X, vẹo khuỷu…
  • Phẫu thuật chỉnh hình các di tật bẩm sinh như: Dị tật bàn tay, bàn chân…
  • Phẫu thuật sửa các di chứng của gãy xương đã lành như: Can lệch, khớp giả…
  • Phẫu thuật trong các bệnh lý u xương, viêm xương…

Phẫu thuật xương có ưu điểm là xương được bộc lộ rõ ràng, các vấn đề của xương được xử lý triệt để, các dụng cụ nẹp và cố định cũng rất chắc chắn (đóng đinh nội tủy, nẹp vít, khung cố định ngoài…). Sau mổ phẫu thuật xương người bệnh có thể sớm vậ động trở lại hơn là những phương pháp xử trí gãy xương khác.

Tuy nhiên đây là một phẫu thuật và cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng sau mổ:

Biến chứng mất máu sau mổ thường xảy ra sớm sau mổ (ngay sau mổ, ở thời kỳ thoát mê) do tổn thương các mạch máu nơi vết mổ bị tổn thương trước, trong hoặc sau khi phẫu thuật. Phát hiện chảy máu sau mổ thông qua các dấu hiệu: sốc sau mổ (da trắng nhợt, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt kẹt, hematorit thấp, hồng cầu giảm…), máu chảy qua vết thương thấm nhiều qua băng, máu chảy ra nhiều từ ống dẫn lưu vết mổ >200ml/h), bắt mạch bên dưới vết mổ nhanh nhỏ khó bắt.

Biến chứng sau khi phẫu thuật gãy xương

Biến chứng sau khi phẫu thuật gãy xương

Biến chứng nhiễm trùng thường xuất hiện từ ngày thứ 2-3 sau mổ, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà biểu hiện khác nhau. Với nhiễm trùng nông ở phần mềm vết thương thường biểu hiện nhẹ, vết thương tấy đỏ, ít ảnh hưởng tới toàn thân. Với nhiễm trùng sâu trong tổ chức các biểu hiện nhiễm trùng rõ rệt với dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân (sốt, môi khô, lưỡi bẩn, vẻ mặt hốc hác, bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng…), tại chỗ thường hình thành ổ áp-xe.

Chuyên trang tin tức Y Dược có cập nhật thông tin, biến chứng rối loạn dinh dưỡng của chi gặp phải do thương tổn mạch máu, thần kinh quanh vị trí phẫu thuật làm giảm tuần hoàn, chi phối cảm giác vận động vùng xung quanh và bên dưới của vị trí phẫu thuật với các biểu hiện: Căng nề đầu chi khiến bệnh nhân hạn chế vận động, có thể xuất hiện các nốt phồng nước ở mặt da như vết bỏng nhiệt, lúc đầu còn ít về sau lan rộng.

Ngoài ra bệnh nhân phẫu thuật xương cũng đứng trước nguy cơ các biến chứng trong phẫu thuật nói chung như: Loét, nhiễm trùng niệu, viêm phổi, tắc mạch chi do nằm lâu đặc biệt với người già. Hiếm gặp hơn là các biến chứng tắc mạch phổi, tắc mạch não…

Và xa hơn bệnh nhân có thể gặp các di chứng từ phẫu thuật xương như không dung nạp vật liệu két hợp xương, viêm xương, can lệch, không liền xương, teo cơ cứng khớp.

Để phòng ngừa các biến chứng, di chứng kể trên ngoài trông đợi vào các biện pháp điều trị tại viện (phẫu thuật, thuốc) thì việc chăm sóc, phục hồi chức năng rất quan trọng để giúp bệnh nhân hồi phục tốt sau mổ xương.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ xương

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ xương

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ xương

Ngay sau mổ bệnh nhân cần được theo sát để phát hiện sớm các biến chứng sau mổ liên quan đến thuốc mê, chảy máu… Bệnh nhân được cho nằm đầu cao (nếu gây mê NKQ), nằm đầu bằng trong 6h đầu (nếu gây tê tủy sống) nghiêng đầu 1 bên để tránh nôn sặc vào phổi. Kê cao chi phẫu thuật bằng cách treo tay hoặc kê chân cao để giúp tuần hoàn về tim tốt hơn. Theo dõi bệnh nhân về toàn trạng, theo dõi ống dẫn lưu xem tính chất dịch ra, các y lệnh thuốc cần được thực hiện đầy đủ và chính xác.

Ngày đầu sau mổ (sau thoát mê), duy trì các chăm sóc kể trên, bệnh nhân tỉnh có thể bắt đầu tập thở sâu, tập vận động nhẹ các chi lành để phòng biến chứng.

Những ngày tiếp theo tập vận động cho bệnh nhân theo hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng theo hướng từ vận động thụ động tới vận động chủ động, từ dễ đến khó tùy theo thời gian sau mổ.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: