2556 lượt xem

Tìm hiểu chung về thuốc lidocain

Lidocain là thuốc gây tê tại chỗ thuộc nhóm amid, có thời gian tác dụng trung bình. Vậy thuốc lidocain dùng như thế nào và có gây hại không?

Tìm hiểu chung về thuốc lidocain

Tìm hiểu chung về thuốc lidocain

Ở Việt Nam thuốc lidocaine có tên gọi khác là lidocain. Các bác sĩ cho biết, thuốc lidocaine thường dùng vào các trường hợp:

  • Ngứa và đau do da bị tổn thương như: vết xước, bỏng nhẹ, bệnh chàm, vết cắn côn trùng.
  • Điều trị triệu chứng ngứa và khó chịu không đáng kể do bệnh trĩ và một số vấn đề ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn như: các vết nứt hậu môn, ngứa âm đạo, trực tràng.
  • Ở một số dạng thuốc lidocaine khác còn dùng để làm giảm sự khó chịu hoặc đau trong một số xét nghiệm hoặc quy trình chữa bệnh ví dụ như soi đại tràng sigma, nội soi bàng quang. Bởi thuốc lidocaine là một chất gây tê cục bộ hoạt động bằng cách gây tê tạm thời hoặc mất cảm giác ở da và niêm mạc giúp người bệnh đỡ đau hơn khi làm các xét nghiệm trên.

Cách dùng thuốc lidocain đúng cách

Thuốc lidocaine là một loại thuốc tân dược dùng thuốc này bằng cách tiêm tĩnh mạch. Nếu bạn sử dụng như thuốc tê, bạn cần tiêm trực tiếp qua da vào vùng cơ thể muốn gây tê.

Sau khi tiêm thuốc lidocain tại bệnh viện các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng hô, huyết áp, nồng độ oxy và các dấu hiệu quan trọng của bệnh nhân để kịp thời xử lý vấn đề bất thường xảy ra.

Liều dùng thuốc lidocain

Bạn có thể đọc các thông y tế về cách dùng thuốc lidocaine trên các trang thuốc hiện nay, tuy nhiên khi sử dụng thuốc bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ bán thuốc trước khi dùng để tránh những tác dụng phụ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Liều dùng thuốc lidocain cho người lớn

Người lớn mắc bệnh loạn nhịp tim dùng thuốc lidocain như sau:

  • Liều dùng thuốc lidocaine khởi đầu, dùng 1 – 1,5 mg/kg/liều tiêm tĩnh mạch (IV) trong 2 – 3 phút.
  • Sau đó, bạn có thể lặp lại với mức 0,5-0,75 mg/kg/liều lidocaine tiêm từ 2 – 3 phút trong vòng 5-10 phút cho đến khi đạt tổng số 3 mg/kg.
  • Nếu dùng thuốc lidocain tiêm truyền tĩnh mạch liên tục, bạn dùng 1 – 4 mg/phút.

Đối với người mắc bệnh rung tâm thất (VF) hoặc nhịp nhanh thất (VT) (sau khi khử rung tim và epinephrine hoặc vasopressin) dùng thuốc lidocaine như sau:

  • Với liều lidocain khởi đầu, bạn dùng 1 – 1,5 mg/kg/liều tiêm tĩnh mạch.
  • Tiếp theo, bạn có thể lặp lại với mức 0,5 – 0,75 mg/kg/liều lidocaine trong 5 – 10 phút. Tổng liều tối đa là 3 mg/kg.
  • Sau khi truyền dịch, bạn cần tiếp tục truyền tĩnh mạch cho người bệnh liên tục với liều 1 – 4 mg/phút.

Liều dùng thông thường cho người lớn gây tê thông thường:

  • Với việc tiêm gây tê, cục bộ liều lượng dùng thuốc lidocaine thay đổi theo quy trình, mức độ cần thiết gây tê, mô mạch máu, thời gian gây tê cần thiết là bao lâu và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Tiêm lidocaine liểu tối đa là 4,5 mg/kg/liều và không lặp lại trong vòng 2 giờ.

Liều dùng thuốc lidocain cho trẻ em

Liều dùng lidocaine thông thường cho trẻ mắc bệnh rung tâm thất (VF) hoặc nhịp nhanh thất (VT) (sau khi khử rung tim và epinephrine hoặc vasopressin) như sau:

  • Dùng 1 mg/kg lidocaine (tối đa là 100 mg/liều) tiêm tĩnh mạch cho trẻ. Ngoài ra bạn có thể dùng tiêm bolus lần thứ hai ở mức 0,5 – 1 mg/kg nếu thời gian chậm trễ giữa tiêm bolus và liều tiêm truyền đầu tiên kéo dài hơn 15 phút.
  • Tiếp tục truyền tĩnh mạch thuốc lidocaine liên tục với liều 20 – 50 mcg/kg/phút.

Liều dùng lidocaine thông thường cho trẻ em gây tê thông thường:

Để tiêm thuốc lidocain gây tê, cục bộ, liều lượng thay đổi tùy theo quy trình, mức độ gây tê cần thiết, mô mạch máu, thời gian gây tê cần thiết và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra liều dùng lidocaine tối đa là  4,5 mg/kg/liều và không lặp lại trong vòng 2 giờ.

Các dạng thuốc lidocain và hàm lượng của thuốc

Các dạng thuốc lidocain và hàm lượng của thuốc

Các dạng thuốc lidocain và hàm lượng của thuốc

Theo tìm hiểu trên trang siêu thị thuốc Việt hàm lượng và liều lượng được tính theo lidocain hydroclorid. Thuốc lidocaine có những dạng và hàm lượng bao gồm:

  • Thuốc tiêm: 0.5% (50 ml); 1% (2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml, 30 ml, 50 ml); 1,5% (20 ml); 2% (2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml, 30 ml, 50 ml); 4% (5 ml); 10% (3 ml, 5 ml, 10 ml); 20% (10 ml, 20 ml).
  • Dung dịch 4% (25 ml, 50 ml), dung dịch 5% (20 ml) để pha với dung dịch glucose 5% thành 250, 500, 1000 ml dịch tiêm truyền tĩnh mạch lidocain hydroclorid 0,2%, 0,4%, 0,8%, 1%.
  • Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch trong glucose 5%: 0,2% (500 ml); 0,4% (250 ml, 500 ml, 1000 ml); 0,8% (250 ml, 500 ml).
  • Thuốc lidocain dùng ngoài: Gel: 2% (30 ml); 2,5% (15 ml). Thuốc mỡ: 2,5%, 5% (35 g). Dung dịch: 2% (15 ml, 240 ml); 4% (50 ml). Kem: 2% (56 g).

Tác dụng phụ khi dùng thuốc lidocain

Các bác sĩ cho biết khi dùng thuốc lidocain có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

Có dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, họng cần gọi cấp cứu ngay.

Xảy ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi dùng thuốc lidocain cần gọi bác sĩ ngay:

  • Cảm thấy lo lắng, run rẩy, chóng mặt, bồn chồn, hay chán nản.
  • Buồn ngủ, nôn, ù tai, mờ mắt.
  • Lú lẫn, co giật, động kinh (co giật).
  • Cảm giác muốn ngất xỉu.
  • Tim đập nhanh, thở nhanh, cảm giác nóng hoặc lạnh.
  • Trong người cảm thấy yếu, thở gấp, nhịp tim chậm, xung yếu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng khi sử dụng lidocain bao gồm:

  • Bầm tím nhẹ, mẩn đỏ, ngứa, hoặc sưng tại chỗ tiêm thuốc.
  • Chóng mặt nhẹ.
  • Tê tại chỗ tiêm thuốc lidocaine.

Tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân mà dùng thuốc ladicoin gây tác dụng phụ. Nên nhớ kỹ trước khi dùng thuốc lidocain cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước, không tự ý dùng.

Lưu ý khi dùng thuốc lidocain

Bác sĩ cảnh báo bạn trước khi dùng thuốc lidocaine bạn nên biết những điều gì?

Trước khi dùng lidocain, cần nói với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với lidocaine; thuốc tê tại chỗ khác như bupivacain (Marcaine®), etidocaine (Duranest®), mepivacain (Carbocaine®, Prolocaine®) hoặc prilocaine (Citanest®) hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Báo với bác sĩ và Dược sĩ về các thuốc kê theo đơn và không kê theo đơn khác, vitamin và các thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Hãy chắc chắn để đề cập đến các thuốc sau đây: disopyramide (Norpace®), flecainide (Tambocor®), thuốc bôi lên da hoặc miệng để điều trị cơn đau, mexiletin (Mexitil®), moricizine (Ethmozine®), procainamide (Procanabid®, Pronestyl®), propafenone (Rhythmol®), quinidine (Quinidex®), tocainide (Tonocard®). Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều thuốc hoặc theo dõi một cách cẩn thận các tác dụng phụ của thuốc lidocain lên bạn.
  • Bạn đã hay đang mắc bệnh gan.
  • Bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang trong thời gian cho con bú.
  • Bạn phải phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa. Hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết về việc đang sử dụng thuốc lidocain.
  • Bạn mắc bệnh block tim nặng.
  • Bạn bị rối loạn nhịp tim được gọi là hội chứng Stokes – Adams (nhịp tim đột ngột giảm có thể khiến bạn ngất xỉu).
  • Bạn mắc một rối loạn nhịp tim với tên gọi Wolff-Parkinson-White Syndrome (tim đập nhanh đột ngột có thể khiến bạn ngất xỉu hoặc trở nên mệt mỏi).

Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc lidocaine.
  • Mắc bệnh nhược cơ.
  • Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, nhĩ thất phân ly.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Mặc dù chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rõ những rủi ro khi dùng thuốc lidocain trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra có ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của mẹ hay không?

Tương tác khi dùng thuốc lidocain

Thuốc lidocain có thể tương tác với thuốc nào?

Khi dùng thuốc lidocain nếu tương tác với thuốc khác có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ cho người bệnh. Bạn nên viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng bao gồm cả thuốc được bác sĩ kê đơn hay không theo đơn và thực phẩm chức năng cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngừng hoặc thay đổi liều lượng dùng thuốc lidocain mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc lidocain không?

Tùy vào sức khỏe của mỗi người mà người hút thuốc, uống rượu bia hay thức ăn có tương tác xấu với dùng thuốc lidocain hay không. Vì thế bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn rõ nhất.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc lidocain?

Thể trạng của bạn có thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng thuốc lidocain. Cần báo ngay cho bác sĩ biết nếu bạn có dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, nhất là bạn mắc phải các bệnh như: bệnh gan, thận, tim, động mạch vành, từng mắc chứng tăng thân nhiệt ác tính, đang dùng propranolol (Inderal®, InnoPran®).

Bảo quản thuốc lidocain như thế nào?

Bảo quản thuốc lidocain như thế nào?

Bảo quản thuốc lidocain như thế nào?

Các loại thuốc gây tê gây mê nói chung và thuốc lidocain nói riêng việc bảo quản thuốc rất quan trọng. Bạn cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng. Không bảo quản trong ngăn đá hoặc phòng tắm. Nên hỏi ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc lidocain trên bao bì sản phẩm đặc biệt cần giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Cần vứt thuốc đúng cách khi hết hạn hoặc không thể sử dụng. Không nên vứt thuốc lidocain và toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu của cán bộ y tế.

 Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: