737 lượt xem

Xét nghiệm alpha – fetoprotein (AFP) ở phụ nữ mang thai

Xét nghiệm alpha – fetoprotein (AFP) ở phụ nữ mang thai

Xét nghiệm alpha – fetoprotein là một xét nghiệm sàng lọc kiểm tra mức độ alpha – fetoprotein trong máu người mẹ khi mang thai giúp gợi ý bất thường trong quá trình phát triển ở thai nhi.

Xét nghiệm alpha – fetoprotein (AFP) ở phụ nữ mang thai
Xét nghiệm alpha – fetoprotein (AFP) ở phụ nữ mang thai

Xét nghiệm alpha – fetoprotein là gì?

Alpha – fetoprotein (AFP) là một loại protein được sản xuất trong gan thai nhi. Trong quá trình phát triển của em bé, một số AFP đi qua nhau thai và vào máu của người mẹ. Xét nghiệm AFP giúp kiểm tra mức độ AFP trong máu phụ nữ khi mang thai trong tuần thứ 14 – 22 của thai kỳ . Quá nhiều hoặc quá ít AFP trong máu của người mẹ có thể là dấu hiệu của khuyết tật bẩm sinh hoặc tình trạng bệnh lý khác.

Xét nghiệm AFP được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm được tiến hành bằng cách lấy máu từ các tĩnh mạch trên cánh tay của người mẹ và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Kết quả thường được trả lại sau một đến hai tuần.

Khi nào thực hiện xét nghiệm AFP?

Chia sẻ tục mục tin y dược sức khỏe bà bầu, các chuyên gia cho biết: Xét nghiệm AFP có thể được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 14 đến 22 của thai kỳ. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm chính xác nhất trong tuần thứ 16 đến 18 của thai kỳ. Nồng độ AFP của bạn thay đổi trong khi mang thai vì vậy để có kết quả sàng lọc đáng tin cậy hơn bạn nên thực hiện trong khoảng thời gian từ tuần thai từ 16 – 18.

Khi nào thực hiện xét nghiệm AFP?
Khi nào thực hiện xét nghiệm AFP?

Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm AFP

Tất cả phụ nữ mang thai nên được thực hiện sàng lọc AFP, nhưng nó đặc biệt được khuyến nghị cho các đối tượng sau:

  • Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc dị tật bẩm sinh
  • Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên
  • Phụ nữ sử dụng thuốc ảnh hưởng thai nhi trong thai kỳ
  • Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm AFP giúp sàng lọc những khuyết tật bẩm sinh nào ở thai nhi?

Alpha – fetoprotein đi qua nhau thai vào máu của người mẹ. Ngoài ra AFP cũng có thể được đo trong nước ối được gọi là AFAFP. Kết quả nồng độ Alpha – fetoprotein quá cao hoặc quá thấp có thể là dấu hiệu của:

  • Một khiếm khuyết ống thần kinh, đây là tình trạng nghiêm trọng gây ra do sự phát triển bất thường của não và / hoặc cột sống trẻ
  • Hội chứng Down – một rối loạn di truyền gây ra khuyết tật trí tuệ và chậm phát triển
  • Sinh đôi hoặc sinh nhiều con vì có nhiều hơn một em bé đang sản xuất AFP
  • Tính toán sai ngày sinh, vì mức AFP thay đổi trong thai kỳ

Khi kết quả xét nghiệm AFP bất thường bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng khác như siêu âm, chọc ối để chẩn đoán chính xác bệnh lý của thai nhi.

Những rủi ro và lợi ích của xét nghiệm sàng lọc alpha-fetoprotein là gì?

Không có rủi ro khi làm xét nghiệm AFP ngoài những rủi ro thông thường của xét nghiệm máu như sưng đau và tụ máu tạm thời tại vị trí lấy máu.

Xét nghiệm AFP giúp sàng lọc những khuyết tật bẩm sinh nào ở thai nhi?
Xét nghiệm AFP giúp sàng lọc những khuyết tật bẩm sinh nào ở thai nhi?

Xét nghiệm AFB không chính xác 100%. Đây chỉ là một xét nghiệm sàng lọc giúp chẩn đoán các bất thường  và khuyết tật trong quá trình phát triển của thai nhi khi kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Có thể có kết quả dương tính giả cho thấy một vấn đề khi em bé thực sự khỏe mạnh. Kết quả âm tính giả cho thấy mọi thứ đều ổn trong khi em bé thực sự có vấn đề về sức khỏe.

Mục đích của xét nghiệm sàng lọc này giúp đánh giá nguy cơ phụ nữ mang thai có nguy cơ và tỷ lệ sinh con bị dị tật bẩm sinh.

Nguồn: https://sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: