3152 lượt xem

Điều trị bằng thuốc Lidocain + Epinephrin gây tê tại chỗ có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp, người bệnh cần sử dụng thuốc Lidocain + epinephrin (adrenalin) để gây tê tại chỗ, vậy sử dụng thuốc Lidocain + epinephrin có an toàn hay không?

Điều trị bằng thuốc Lidocain + Epinephrin gây tê tại chỗ có nguy hiểm không?
Điều trị bằng thuốc Lidocain + Epinephrin gây tê tại chỗ có nguy hiểm không?

Công dụng của thuốc Lidocain + epinephrin như thế nào

Lidocain + epinephrin là một trong những loại thuốc tân dược thường được sử dụng để điều trị gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng bằng kỹ thuật thâm nhiễm (như tiêm qua da), kỹ thuật thần kinh trung ương (như ở thắt lưng và gây tê khối ngoài màng cứng phần đuôi), kỹ thuật chặn dây thần kinh ngoại vi (như ở hệ thống mô sợi thần kinh cánh tay và xương sườn), với sự giám sát của các chuyên gia đối với các quy trình đã được chấp thuận cho các kỹ thuật trên theo như sách giáo khoa chuẩn. Khi sử dụng thuốc Lidocain + epinephrin cần phải có sự giám sát và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn, đặc biệt phải tiêm đủ liều và sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc Lidocain + Epinephrin gây tê tại chỗ có nguy hiểm không?

Bất cứ một loại thuốc nào đều sẽ mang đến những tác dụng phụ nhất định, trước khi sử dụng thuốc Lidocain + Epinephrin gây tê tại chỗ bạn cần phải báo với bác sĩ về tiền sử bệnh của bản thân như: đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú; Từng bị dị ứng nghiêm trọng (ví dụ như phát ban nặng, phát ban, khó thở, chóng mặt) với bất kỳ loại thuốc gây mê nào (như benzocaine); Các vấn đề về tim, nhịp tim không đều, bệnh gan, bệnh thận, bệnh mạch máu, cao huyết áp, tuần hoàn kém hoặc sức khỏe rất kém… để bác sĩ có phương án cụ thể dành cho bạn trước khi sử dụng thuốc Lidocain + Epinephrin.

Trước khi cân nhắc sử dụng thuốc Lidocain + Epinephrin (Lidocaine 2% Epinephrine Normon, Lidocain 2% Adrenalin 0.001%), bạn cũng cần phải biết rằng các loại thuốc gây tê đều có thể dẫn tới một số tình trạng như: Suy tim sung huyết; Tăng nhãn áp góc đông; Đái tháo đường; Suy giảm chức năng gan… Nếu như có bất cứ triệu chứng nào của tình trạng bệnh trên bạn cần phải báo cho bác sĩ. Vậy nên sử dụng thuốc gây tê Lidocain + Epinephrin như thế nào cho an toàn?

  • Cách sử dụng thuốc Lidocain + Epinephrin cho người lớn:

Liều dùng thông thường cho người lớn gây tê tại chỗ hay ở các khu vực, khối dây thần kinh, gây tê ngoài màng cứng và phần đuôi: Mỗi ml trong phần chuẩn bị thuốc cho người lớn chứa 20 mg lidocain HCl và 5 mcg epinephrine. Liều dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, loại phẫu thuật, mức độ của quá trình phẫu thuật, thời gian gây tê, tình trạng và tuổi tác của bệnh nhân. Liều thuốc tiêm lidocaine tối đa dùng chung với epinephrine là 7 mg/kg và không quá 500 mg.

  • Cách sử dụng thuốc Lidocain + Epinephrin cho trẻ em:

Liều dùng thông thường cho trẻ em gây tê tại chỗ hay gây tê khu vực, khối dây thần kinh, gây tê ngoài màng cứng và phần đuôi: Đối với trẻ 3 tháng đến 12 tuổi, mỗi ml trong phần chuẩn bị chứa lidocain HCl 20 mg và epinephrine 5 mcg. Liều dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, loại phẫu thuật, mức độ của quá trình phẫu thuật, thời gian gây tê và tình trạng của bệnh nhi.

Cách sử dụng thuốc Lidocain + Epinephrin an toàn
Cách sử dụng thuốc Lidocain + Epinephrin an toàn

Những tác dụng phụ mà thuốc Lidocain + Epinephrin gây ra

Trong quá trình sử dụng thuốc Lidocain + Epinephrin (Lidocaine 2% Epinephrine Normon, Lidocain 2% Adrenalin 0.001%) có thể gây ra một số tác dụng phụ, theo trang Tin tức Y Dược tổng hợp được bạn cần lưu ý những triệu chứng như sau:

  • Da sần, bỏng, phát ban, kích ứng, cảm giác nóng rát và tái nhợt tại vị trí tiêm thuốc;
  • Chóng mặt, co giật cơ, gây tê cục bộ miệng/họng gây khó nuốt và nguy hại đến việc hô hấp (bệnh nhân được lưu ý không ăn hoặc uống trong vòng 3 – 4 giờ sau khi gây tê) – đây là các tác tác dụng phụ thường xảy ra sau khi tiêm hệ thống thay vì xâm nhiễm;
  • Các phản ứng căng thẳng như toát mồ hôi, đánh trống ngực, thở gấp, xanh xao và ngất xỉu khi tiêm ở miệng;
  • Gây tê ngoài màng cứng có thể gây tụt huyết áp, nhịp tim chậm, buồn nôn và ói mửa;
  • Mức độ nghiêm trọng của các tác động có hại cho thần kinh trung ương và bệnh tim mạch có liên quan trực tiếp đến nồng độ lidocaine trong máu;
  • Hình thành sắc tố, đau, nhức đầu, đánh trống ngực, hoại tử cục bộ, phù phổi, tăng đường huyết, chậm nhịp tim, giảm cung lượng tim, lo lắng;
  • Ảnh hưởng nhẹ đến hệ thống thính giác của trẻ sơ sinh, chứng đỏ da;

Tùy vào từng cơ địa của mỗi người khi sử dụng thuốc Lidocain + Epinephrin (Lidocaine 2% Epinephrine Normon, Lidocain 2% Adrenalin 0.001%) sẽ có những tác dụng phụ khác nhau, có những tác dụng phụ không xuất hiện như ở trên nên người bệnh khi sử dụng tuyệt đối phải tuân thủ theo đúng quy định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được các bác sĩ có chuyên môn cho phép.

Nguồn: Sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: