919 lượt xem

Tiêu chảy cấp do tả và rotavirus khác nhau như thế nào?

Các triệu chứng bệnh kiết lỵ

Tả, rotavirus là những nguyên nhân gây tiêu chảy rất thường gặp. Đặc điểm tiêu chảy có nhiều điểm khác biệt, cách điều trị cũng có nhiều điểm khác biệt.

Tiêu chảy cấp do tả và rotavirus khác nhau như thế nào?

Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả

Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả thường xảy ra sau khi người bệnh ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có nhiễm vi khuẩn tả. Sau khi nhiễm phẩy khuẩn tả từ vài giờ đến 5 ngày, bệnh nhân sẽ phát bệnh khởi đầu với các triệu chứng: Đầy bụng, sôi bụng, tiêu lỏng vài lần, sau đó là thời kỳ toàn phát với các triệu chứng điển hình sau:

  • Tiêu chảy liên tục nhiều lần, “ miệng nôn, trôn tháo” với khối lượng lớn, bệnh nhân có thể đi ngoài 20-30 lần/ ngày.
  • Phân của bệnh nhân tiêu chảy do phẩy khuẩn tả điển hình là: toàn nước, mùi tanh nồng, lờ đờ đục như nước vo gạo…
  • Người bệnh thường không sốt, ít khi đau bụng.

Tiêu chảy nhiều làm cho bệnh nhân mất nhiều nước và điện giải gây mệt lả, xọp người, trụy mạch, chuột rút. Bệnh nếu được bù nước và điều trị kháng sinh sẽ hồi phục sau 1-3 ngày.

Tuy nhiên, đa số các trường hợp bệnh tả (80%) có triệu chứng nhẹ hoặc vừa giống như tiêu chảy cấp do các nguyên nhân khác nên rất khó phân biệt.

Vì vậy các chuyên gia y tế tại Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khẳng định, để chẩn đoán xác định bệnh tiêu chảy cấp do tả, cần phải dựa vào kết quả xét nghiệm, kinh nghiệm điều trị của bác sĩ.

Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tảTiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả

Bệnh với diễn biến cấp tính và vô cùng nguy hiểm nếu không được bù nước kịp thời và dễ lây lan thành dịch trên diện rộng. Việc quản lý chất tiết người bệnh rất quan trọng để phòng chống lây lan.

Tiêu chảy cấp do Rotavirus

Tiêu chảy cấp do rotavirus là tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi do thói quen cầm đồ và cho tay vào miệng. Virus Rota có khả năng tồn tại bền vững trong môi trường nên nguy cơ lây lan thành dịch cao.

Sau khi bị lây nhiễm khoảng 1- 2 ngày trẻ bắt đầu có triệu chứng nôn ói và tiêu chảy. Nôn ói xuất hiện trước khi bị tiêu chảy khoảng 6- 12 giờ hoặc có thể kéo dài từ 2- 3 ngày. Những ngày đầu trẻ thường nôn rất nhiều và dần dần giảm bớt rồi sau đó đến tiêu chảy.

Trẻ đi ngoài phân lỏng như nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể kèm theo nhớt nhưng không có máu. Vài ngày sau đó tiêu chảy ngày càng tăng kéo dài khoảng 3- 9 ngày

Ngoài ra, trẻ có thêm những dấu hiệu như sốt vừa phải, đau bụng, ho và chảy nước mũi. Trong giai đoạn này, trẻ rất dễ bị mất nước, cơ thể nhanh chóng bị khô kiệt nếu không được chăm sóc thích hợp sẽ có khả năng phải nhập viện điều trị.

Các triệu chứng bệnh kiết lỵ Phòng bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng đường tiêu hóa như thế nào?

Bệnh tiêu chảy do nhiễm Rotavirus khiến trẻ mất nước nặng gây sụt cân và suy dinh dưỡng. Đối với một số trường hợp bệnh nặng có khả năng gây tử vong cho trẻ.

Phòng bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng đường tiêu hóa như thế nào?

Tin Y Dược tổng hợp các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa nói chung và bệnh dịch tả nói riêng lây lan qua đường tiêu hóa, vì thế để phòng ngừa và ngăn không cho dịch tiêu chảy cấp bùng phát cần phải:

– Ăn chín, uống sôi: Nấu chín kỹ thức ăn sẽ diệt được các mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa trong đó có vi khuẩn tả. Các thực phẩm cần được nấu chín và ăn khi còn nóng, thức ăn thừa cần để trong tủ lạnh và đun sôi lại trước khi ăn, trong rau sống hoặc nước sôi, ăn trái cây tươi đã lột vỏ.
– Rửa tay sạch bằng nước xà phòng trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm, sau khi đi tiêu hay vệ sinh cho trẻ, mỗi khi nghi ngờ bàn tay nhiễm bẩn.
– Bỏ thói quen mút tay, cầm thức ăn khi tay không sạch ở trẻ em.
– Sử dụng dụng cụ ăn và nấu ăn sạch sẽ (nếu có thể thì nên sấy hoặc phơi dưới nắng).
– Vệ sinh tốt môi trường: Không dùng phân tươi để bón rau, chất thải bệnh nhân để đúng nơi quy định, sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh nhà cửa mỗi ngày, diệt ruồi muỗi triệt để.
– Nếu ở trong vùng dịch không nên tổ chức ăn uống đông người, hạn chế đi đến vùng dịch.
– Khi bị tiêu chảy cấp cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: