1473 lượt xem

Tìm hiểu công dụng hành khí của vị thuốc hương phụ

Hương phụ hay còn gọi là củ gấu hay củ cú,… có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe của nữ giới, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác dụng của vị thuốc Đông Y quý này.

Tìm hiểu công dụng hành khí của vị thuốc Đông Y hương phụ

Tìm hiểu công dụng hành khí của vị thuốc Đông Y hương phụ

Tác dụng trị bệnh của vị thuốc đông y Hương phụ

Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Công Định hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, vị thuốc đông y Hương phụ là một vị thuốc trong nhóm thuốc hành khí nên nó mang đầy đủ công dụng của nhóm thuốc này, công dụng của nhóm thuốc hành khí cụ thể như sau:

Hương phụ có tác dụng làm hành khí, thông khí, chống khí trệ gây chướng bụng, tức ngực sườn, giải can khí uất kết, khí trệ ở tỳ vị làm co thắt các tạng rỗng gây đau như: cơn co thắt dạ dày,cơn co thắt đại tràng, đau bụng hành kinh hoặc khí nghịch lên trên gây hen. Làm cho dễ thở, khoan khoái lồng ngực, giảm đau ổ bụng, chống co thắt cơ vân, cơ trơn

Ngoài những tác dụng trên, vị thuốc đông y Hương phụ còn có tác dụng khác bao gồm: tác dụng giảm đau ổ bụng, chống đầy hơi sôi bụng,đặc biệt là đau bụng hành kinh. Hương  phụ là thuốc thông dụng dành cho phụ nữ hầu như trong mọi trường hợp như: uất ức rối loạn kinh nguyệt, trong sách đông Y đã có câu “nam bất thiểu Trần bì, nữ bất ly Hương phụ” để chứng minh công dụng của hương phụ đối với sức khỏe của nữ giới. Hương phụ cũng có tác dụng điều trị chứng ăn uống không tiêu.

Hương phụ có nhiều công dụng điều trị bệnh

Hương phụ có nhiều công dụng điều trị bệnh

Bài thuốc đông y từ Hương phụ

Trị đầu đau do khí uất: hương phụ (sao) 160g, xuyên khung 80g, cam thảo 40g, thạch cao 10g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước chè (trà).

Trị đau dạ dày do thần kinh, giúp sự tiêu hóa, ăn không tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng, kiết lỵ: ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên hoặc rượu thuốc. Cách thực hiện như sau: Hương phụ (sao) 12g, vỏ quýt (sao) 12g, vỏ vối (sao) 12g, vỏ rụt (sao) 16g, chỉ xác 12g. Sắc nước uống; nếu có kèm tiêu chảy, thêm củ riềng 8g, búp ổi 12g. Sắc uống.

Trị ngực sườn đau, đầy tức: hương phụ 10g, diên hồ sách 8g, sắc uống

Trị đau sườn ngực và đau dạ dày cơ năng: hương phụ 8g, ô dược 10g, cam thảo 4g, sắc uống.

Trị bụng đau, dạ dày đau do hàn (vị hàn khí thống): hương phụ, lương khương đều 10g, sắc uống, trị.

Trị tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa, ăn không biết ngon, nôn mửa, tiêu chảy, bụng đầy: hương phụ 6g, sa nhân 3g, mộc hương 5g, chỉ thực 6g, đậu khấu nhân 5g, hậu phác 10g, hoắc hương 5g, bạch truật 10g, trần bì 10g, phục linh 10g, bán hạ 10g, cam thảo 3g, sinh khương 10g, táo 5 quả sắc uống trị, ăn kém ngon. Đây là bài Hương sa dưỡng vị hoàn được đưa vào dược điển của Trung y.

Xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông Y sử dụng cho nữ giới

Xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông Y sử dụng cho nữ giới

Trị bụng đầy trướng: hương phụ 8g, hải tảo 4g, nấu với rượu, rồi lấy nước mà uống và ăn luôn cả hải tảo.

Trị phụ nữ có thai nôn khan, nôn ra nước chua, thai động, ăn uống không ngon và nằm ngồi không được: hương phụ 80g, hoắc hương 8g, cam thảo 8g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sôi và ít muối.

Trị sa trực trường: hương phụ, kinh giới tuệ, hai vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g, bên ngoài nấu hương phụ và kinh giới để ngâm rửa.

Khai uất, điều kinh: hương phụ chia làm 4 phần, ngâm riêng mỗi phần với muối, dấm, rượu, nước tiểu trẻ em. Sao khô, nghiền thành bột mịn làm hoàn. Dùng khi tinh thần uất ức gây nên kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, vú trướng đau, đây cũng là tác dụng “đặc biệt” của hương phụ, đến nỗi người xưa đã có câu: “Nam bất thiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ”, người phụ nữ do tâm tính riêng biệt, dễ bị uất ức dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, vú trướng đau… rất cần vị hương phụ (tẩm dấm – để đi vào can khí) để giải các uất ức. Đây có lẽ do hương phụ có tác dụng an thần đối với trung khu thần kinh (YHHĐ) và sơ can giải uất (YHCT).

Trị kinh nguyệt không đều: hương phụ (sao) 9g, ích mẫu thảo 20g, đường đỏ (hồng đường) 20g. Hương phụ và ích mẫu nấu trước, khi sôi đều, lọc bỏ bã, thêm đường vào uống. Liên tục 3 – 5 ngày.

Trị rong kinh, trĩ bị chảy máu rỉ rả: hương phụ sao qua tán mịn, mỗi lần uống 6g với nước cháo hoặc nước hồ nếp.

Trị đau bụng kinh: Để thực hiện bài thuốc này, bệnh nhân có thể sử dụng hai cách như sau:

  • Hương phụ, ngải diệp, trần bì đều 15g, nguyệt qùy hoa 2 đóa, sắc uống.
  • Hương phụ 20g, ích mẫu thảo 10g, sắc uống.

Trị kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở:

  • Hương phụ 20g, ích mẫu 15g, ngải diệp 10g, nhân trần 15g, đỗ 500ml nước sắc còn 150ml nước, uống ngày một thang.
  • Hương phụ 20g, ích mẫu 15g, ngải cứu 6g, bạch đồng nữ 8g, thêm 300ml nước, đun sôi và giữ sôi trong nửa giờ. Thêm đường vào cho ngọt mà uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều, uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh. Đây là bài thuốc cao hương ngải đã được tin dùng từ nhiều năm qua.

Ngọc Mai –  sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: