891 lượt xem

Thương truật: Vị thuốc quý với nhiều tác dụng chữa bệnh

Thương truật là vị thuốc Đông y có tác dụng trị bệnh đau nhứt xương khớp do phong thấp, trị quáng gà, tiêu chảy,…Để hiểu thêm về vị thuốc mời bạn tham khảo bài viết sau.

Cây Thương truật

Thông tin về vị thuốc Thương truật

Thương truật có tên khoa học là Atractylodes chinensis thuộc họ hoa cúc. Tên gọi khác của vị thuốc này là Sơn tinh, Địa quỳ, Thiên kế, Bảo kế,…

Đây là một loại cây sống lâu năm với chiều cao trung bình vào khoảng 60cm. Rễ cây phát triển lâu dần thành củ to, cây mọc thẳng đứng. Lá cây mọc dạng so le nhau không có cuống, mép lá có răng cưa nhọn và nhỏ. Hoa của cây có màu trắng hoặc tím nhạt, quả khô.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây là thân và rễ. Củ sử dụng thường là củ to, mùi thơm nồng và chắc tay.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM thì thành phần hóa học chính của vị thuốc này là Elemol, Selina-4, Atractylodin, Caryophyllene, Humelene, Patchoulene, 4a-Ethanopaphthalene, Guaiene, 5-Trimethyl-2H-2, b-Maaliene, b-Eudesmol, 2-Carene,…
Vị thuốc Thương truật thường dùng để điều trị bệnh đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, hạ huyết áp, quáng gà, cước khí teo chân.

Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc Thương truật

Các thầy thuốc Y sĩ y học cổ truyền cho biết Thương truật được sử dụng trong những bài thuốc chữa bệnh như sau:

Bài thuốc trị chân tay mỏi, yếu, lưng đau: Sử dụng 1 cân thương truật, thái nhỏ và chia thành 4 phần như nhau. Mỗi phần đem tẩm với nước muối, rượu, nước vo gạo cùng với giấm trong thời gian 3 ngày 3 đêm ( lưu ý thay nước mỗi ngày). Sau đó đem tất cả phơi khô và trộn đều. Khi dược liệu đã khô chúng ta tiếp tục chi thành 4 phần đem sao cùng với các vị thuốc là hắc khiên ngưu, xuyên tiêu, hồi hương và bổ cốt chỉ cùng 1 lượng là 40g. Sau khi sao vàng thì bỏ các bị kia chỉ giữ lại thương truật và tán thành bột mịn. Tiếp tục dùng giấm nấu thành hồ trộn với bột làm thành viên. Sử dụng 30 viên khi đói cùng với nước muối hoặc rượu.

Bài thuốc trị biếng ăn, sắc máu không còn, tinh thần sút kém, thích nằm, da mặt vàng: Sử dụng 1/2 cân địa hoàng, 40g can khương và 1 cân thương truật. Tất cả tán thành bột, trộn hồ làm thành viên to bằng hạt ngô. Sử dụng 30 viên trong một lần.

Bài thuốc trị ăn không tiêu, không muốn ăn uống, bụng có khí hư lạnh: Sử dụng 3 cân thương truật, men rượu 1 cân đem sao vàng rồi tán thành bột mịn. Bột này trộn với mật luyện với hồ thành viên. Sử dụng 30 viên trong 1 lần, mỗi ngày dùng 3 lần. Trường hợp bụng có quá nhiều khí lạnh thì thêm 30g can khương, hoặc thêm 60g cam thảo nếu cơ thể suy nhượt.

Vị thuốc Thương truật

Bài thuốc điều trị tiêu chảy: Sử dụng Thương truật cùng với thần khúc cho vào tẩm nước gạo một đem. Sau đó sấy khô và tán thành bột mịn. Trộn bột với hồ thành viên. Sử dụng 30 viên với nước cơm mỗi lần.

Bài thuốc trị bệnh quáng gà: Sử dụng Thương truật với khối lượng là 60g cho vào nước gạo tẩm trong một đêm. Sau đó sấy khô và tán thành bột mịn. Bột này rắc vào 1 cân gan dê rồi nấu với một ít gạo và nước vo gạo. Đợi nguội và ăn cho đến khi bệnh tình bắt đầu thuyên giảm.

Bài thuốc trị bệnh mắt có màng mộng: Sử dụng 1 cân thương truật chia thành 4 phần bằng nhau. Mỗi phần tẩm với giấm, rượu, nước gạo nếp và đồng tiện trong 3 ngày, mỗi ngày thay nước 1 lần. Sau đó tiếp tục đem thái mỏng và bồi khô. Tiếp tục thêm hắc chi ma vào, sao cho thơm và tiếp tục đem đi tán bột. Sử dụng miến nấu với rượu làm hồ, trộn với bột làm thành viên. Sử dụng 30 viên mỗi lần.

Bài thuốc bổ tỳ, mạnh gân xương: Sử dụng 5 cân thương truật đã cạo bỏ vỏ ngoài, tiếp tục bồi khô tán bột.  Sử dụng hắc chi ma giã nát, lọc bằng vải lấy nước cốt. Sử dụng nước trộn với bột thương truật rồi phơi khô. Sử dụng 12g mỗi lần uống với rượu nóng khi đói.

Lưu ý khi sử dụng thương truật

Trong quá trình sử dụng thương truật không dùng thịt chim sẻ, trái đào, trái lý, tỏi, hồ tuy, trái mận.

Người bị táo bón, nhiều mô hồ không nên sử dụng vị thuốc này

Những thông tin về vị thuốc thương truật cũng như các bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc này chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh không nên tự áp dụng và nên tham khảo ý kiến của các Lương Y, Bác sĩ Y học cổ truyền  trước khi sử dụng.


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: