1122 lượt xem

Tìm hiểu công dụng cầm máu tuyệt vời của vị thuốc Đông Y cỏ nhọ nồi

Nhọ nồi là loại cây mọc hoang ở các vùng quê nhưng đây lại chính là vị thuốc có tác dụng cầm máu vô cùng hiệu nghiệm được sử dụng rộng rãi trong Đông Y.

Tìm hiểu công dụng cầm máu tuyệt vời của cỏ nhọ nồi

Tìm hiểu công dụng cầm máu tuyệt vời của cỏ nhọ nồi

Tác dụng của vị thuốc Đông Y cỏ nhọ nồi

Bác sĩ Y Học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết cỏ nhọ nồi là một vị thuốc Đông Y thuộc nhóm thuốc chỉ huyết, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, tính chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc…

Theo y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…

Còn theo Y học hiện đại, trong cỏ nhọ nồi có chứa nhiều tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Cỏ nhọ nồi hoạt động giống như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin, chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm. Cỏ nhọ nồi không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, không độc đối với người sử dụng.

Cỏ nhọ nồi thuộc nhóm thuốc chỉ huyết

Cỏ nhọ nồi thuộc nhóm thuốc chỉ huyết

Cách sử dụng cỏ nhọ nồi để cầm máu

Do có công dụng cầm máu nên cỏ nhọ nồi từ lâu đã được nhân dân ta giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Đối với bệnh nhân mắc chứng ho hen, ho lao, viêm cổ họng, ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hay làm thành viên mà uống. Thậm chí cỏ nhọ nồi còn được sử dụng để điều trị nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc.

Để điều trị chứng thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ nhọ nồi cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống. Bệnh nhân mắc chứng đái ra máu có thể sử dụng cỏ nhọ nồi, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ nhọ nồi (100 g) với 3 lát gừng.

Trĩ ra máu: Bạn sử dụng một nắm cỏ nhọ nồi để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Chảy máu dạ dày – hành tá tràng: Cỏ nhọ nồi 50g, bạch cập 25g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Có rất nhiều bài thuốc từ cỏ nhọ nồi

Có rất nhiều bài thuốc từ cỏ nhọ nồi

Vết đứt chém nhỏ chảy máu: Bạn sử dụng một nắm cỏ nhọ nồi sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Rong kinh: Đối với những bệnh nhân rong kinh thể nhẹ có thể điều trị bằng cách sử dụng cỏ nhọ nồi tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ nhọ nồi khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, kém sức, ăn không ngon, gầy yếu: cỏ nhọ nồi 100g, cỏ mần trầu 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ, sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.

Trị chảy máu cam, nôn ra máu từ dạ dày, thì dùng cỏ nhọ nồi 30g, lá sen 15g, trắc bá diệp 10g, đun sôi với nước và chia ra uống làm 3 lần trong ngày.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về tác dụng cầm máu của cỏ nhọ nồi cũng như những cách cầm máu đơn giản từ vị thuốc Đông Y này.

Ngọc Mai – sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: