1042 lượt xem

Tìm hiểu công dụng của cây Bạch Đàn trong chữa bệnh

Bạch Đàn biết đến như một loại cây lấy gỗ hoặc làm bóng mát. Hơn thế nữa cây Bạch Đàn cũng là một dược liệu quý có nhiều tác dụng trong chữa bệnh.

Cây Bạch Đàn

Thông tin về cây Bạch Đàn

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM cho biết cây bạch đàn có tên khoa học là Eucalyptus globulus Labill, tên gọi khác khuynh diệp.

Về hình dáng lá cây thon dài cong cong có màu xanh hơi mốc trắng hoặc xanh đậm. Hoa có cuốn ngắn, trái hình bông vụt khoảng 1cm bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm.

Cây có thành phần hóa học như sau: Lá chứa 0,5-2% tinh dầu. Tinh dầu chứa citronelal 60-65%; citronelol 15-20%, alcol bậc I quy ra geraniol 11.14%, geranial và các thành phần khác 2%.

Tác dụng của cây Bạch Đàn đối với sức khỏe con người

Các Y sĩ y học cổ truyền cho biết thông tin một số cách dùng cây Bạch Đàn để chữa trị bệnh như sau:

  • Chữa ho: Dùng tinh dầu xoa bóp vào các điểm huyệt ở bàn chân, cổ họng, ngực và lưng giúp làm giảm cơn ho. Kết hợp xông mũi bằng tinh dầu bạch đàn pha với nước ấm để làm dịu cổ họng và giảm nghẹt mũi.
  • Kiểm soát và phòng chống bệnh tiểu đường: Dùng lá bạch đàn làm trà, mỗi ngày uống 1-2 chén trà. Giúp phòng ngừa hiệu quả để điều trị bệnh. Ngoài ra, dùng tinh dầu bạch đàn xoa bóp còn giúp giãn tĩnh mạch, giúp tăng cường lưu thông máu ở những bệnh nhân đái tháo đường.
  • Chữa ghẻ: Cho lá bạch đàn tươi rửa sạch, đem đun lấy nước, rồi pha thêm nước để tắm, thực hiện tắm nhiều lần. Tinh dầu trong lá có khả năng sát trùng và kháng khuẩn. Đồng thời làm lành các vết thương để da tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Trị hôi nách: Lấy khoảng 50g lá bạch đàn tươi rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng nách sau khi tắm khoảng 5-10 phút rồi rửa sạch. Làm liên tuc trong một thời gian sẽ thấy mồ hôi dưới cánh tay không còn nữa.
  • Chữa đau xương khớp: Dùng lá bạch đàn hơ nóng rồi đắp vào chỗ khớp đau, hoặc dùng tinh dầu bạch đàn để xoa bóp xung quanh phần khớp bị sưng đau. Lá bạch đàn có chứa nhiều tinh dầu và chất annins giúp giảm đau, giảm sưng và làm dễ chịu các cơn đau.
  • Chữa viêm tai: Lấy một lượng vừa phải tinh dầu bạch đàn massage vùng ngoài tai, không cho trực tiếp tinh dầu vào tai, với phương pháp massage này sẽ làm giảm tình trạng viêm tai.
  • Chữa bệnh hen suyễn: Dùng một vài giọt tinh dầu nhỏ vào bát nước ấm rồi đặt lên mũi hít thở đều. Tinh dầu bạch đàn ó mùi hương mạnh mẽ giúp đường hô hấp được thông thoáng và thư giãn co thắt phổi. Hợp chất Eucalyptol làm loãng đờm và chất nhầy giúp người bệnh dễ thở, từ đó làm giảm các cơn hen suyễn kéo dài.

Lá Bạch Đàn là bộ phận thường dùng làm thuốc

  • Trị côn trùng cắn: Hòa hỗn hợp tinh dầu bach đàn với nước sạch rồi rửa sạch vết thương. Để loại bỏ vi khuẩn trên miệng vết thương.
  • Chữa bệnh lỵ: Dùng tinh dầu bạch đàn xoa bóp ở vùng bụng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Có tác dụng giảm đau, giảm viêm và tiêu chảy.
  • Trẻ nhỏ bị ốm, bị lạnh: Tính chất của tinh dầu bạch đàn là làm ấm nhưng không nóng. Vì vậy sẽ không làm trẻ bị bỏng. Dùng tinh dầu bôi vào gan bàn chân, bàn tay và cổ họng cho bé.
  • Điều trị các chứng nhức mỏi cơ thể: Pha nước tắm cùng một vài giọt tinh dầu bạch đàn và ngâm trong 15-20 phút. Để thư giãn và làm giãn các cơ khớp, giảm cảm giác đau nhức.
  • Trị mụn: Nhỏ vài giọt tinh dầu bạch đàn vào bát nước nóng rồi dùng để xông mặt. Giúp các lỗ chân lông mở ra kèm theo bụi bẩn. Đồng thời giúp các tế bào da được thư giãn.
  • Chăm sóc răng và nướu khỏe: Trộn vài giọt tinh dầu với 3ml alcol và 50ml nước ấm để súc miệng hàng ngày. Giúp răng trắng, nướu khỏe.
  • Trị đau đầu: Nhỏ vài giọt tinh dầu trộn cùng dầu thực vật rồi xoa lên thái dương và trán. Sau đó massage nhẹ nhàng cơn đau đầu sẽ biến mất.
  • Giải cảm: Cho vài giọt tinh dầu bạch đàn với cùng với tinh dầu bưởi, tinh dầu hương nhu,…vào nước ấm để xông hơi. Hoặc lấy mỗi loại 1 nắm gồm lá bạch đàn tươi, lấ hương nhu, vỏ bưởi, lá tre, xả đun nước sôi rồi chùm kín chăn xông cho đến khi ra mồ hôi.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc từ cây Bạch Đàn

Trong quá trình dùng bạch đàn chữa bệnh, người bệnh nên chú ý những điều sau:

  • Lá bạch đàn chỉ được dùng ngoài da nhưng bệnh nhân cần sử dụng với liều lượng phù hợp. Tuyệt đối không dùng quá nhiều vì lá có độc có thể gây ảnh hưởng xấu đến da
  • Lá bạch đàn hái làm thuốc nên hái những lá già có hình lưỡi liền. Không nên hái lá non mặc dù lá có tỷ lệ dầu cao

Thông tin về vị thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo, hãy liên hệ các chuyên gia Y học cổ truyền, bác sĩ, lương y trước khi dùng để tránh những rủi ro không may có thể xảy ra.


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: