905 lượt xem

Đào nhân: Tính vị, công năng và bài thuốc

Từ xưa Đông y thường dùng Đào nhân để trị các bệnh phụ khoa, bệnh sau sinh,…Để hiểu hơn về tính vị, công năng và bài thuốc từ Đào nhân mời bạn tham khảo nội dung sau.

Tìm hiểu về vị thuốc Đào nhân

Thông tin về vị thuốc Đào nhân

Vị thuốc Đào nhân là nhân quả chín của cây Đào có tên khoa học là Prunus persica Stokes (Persica vulgaris Mill.). Đây là một loại cây thuộc họ Hoa Hồng.

Vị thuốc Đào nhân còn có nhiều tên gọi khác như là Thoát hạch nhân, Đào hạch nhân, Đào nhân nô, Đào nhân hạch, Thoát hạch anh nhi.

Cách lấy thu hoạch vị thuốc này như sau: Đập vỡ quả đào lấy nhân, sau đó phơi khô để sử dụng.

Công năng của vị thuốc Đào nhân chính là hoạt huyết thông kinh, nhuận tràng, trừ đàm và thông đại tiện. Tính vị của thuốc là vị đắng, không độc, tính bình, ngọt.

Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM thì y học hiện đại nghiên cứu và phát hiện nhiều hoạt chất có trong vị thuốc này như: Amygdalin, Oleic acid, Linoleic acid, Emulsin, Glucosid, Oleic acid,… với tác dụng tăng lưu thông máu, giãn mạch, co tử cung,…

Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc Đào nhân

Các Y sĩ Y học cổ truyền cho biết rằng có nhiều bài thuốc Đông y sử dụng Đào nhân chữa bệnh có thể kể đến gồm:

  • Trị bệnh đau tim đột ngột: Sử dụng khoảng 7 hạt Đào nhân bỏ vỏ và đầu nhọn sau đó nghiền và sắc với một chén nước. Dùng ngay khi còn ấm.
  • Trị bệnh ngứa âm hộ ở đàn bà: Sử dụng Đào nhân đã được giã nát, cho vào tấm vải mỏng buộc lại và đắp vào nơi đau ngứa.
  • Trị bệnh lưỡi trắng, hạ bộ lở ngứa: Sử dụng 15 hạt Đào nhân cùng 2 bát giấm và 1 bát muối. Cho tất cả vào sắc còn 1 chén thì dùng khi ấm.
  • Trị cơ thể nóng như lửa, nổi da gà do sản hậu: Sử dụng đào nhân nghiền nát thành bột mịn, trộn với mỡ heo. Sử dụng hỗn hợp này bôi hằng ngày
  • Trị rong kinh, đới hạ: Sử dụng Đào nhân đốt tồn tính, tán bột, uống với rượu, mỗi lần sử dụng 8g, ngày dùng 3 lần.
  • Trị sốt rét: Sử dụng 100 hạt Đào nhân đã được bỏ vỏ, đầu nhọn. Cho tất cả vào tô sữa nghiên nát thành hỗn hợp dạng cao. Tiếp theo cho 12g hoàng đơn vào trộn thành viên to bằng hạt ngô đồng. Sử dụng mỗi ngày 3 viên với nước nóng trước khi lên cơn.
  • Trị sản hậu huyết ứ, bụng đau: Sử dụng 12g Đào nhân, Xuyên khung và Đương quy cùng với 6g gừng lùi và 4g cam thảo. Sắc cùng với nước tiểu trẻ nhỏ hoặc rượu nóng là có thể dùng.

Đào nhân có tác dụng hoạt huyết, thông kinh

Những chú ý khi dùng vị thuốc Đào nhân

Y sĩ cũng khuyên những người thuộc đối tượng sau không nên dùng: Huyết hư, huyết táo, người đang mang thai, chứng kinh bế do huyết mà không do ứ trệ, táo bón do tân dịch bất túc mà không phải do huýet táo, vừa sinh bụng đaudo huyết hư không phải do ngưng kết thành khối.

Trên là một số thông tin về vị thuốc Đào nhân, bài viết trên chỉ mang tính chất đọc để tham khảo, người bệnh không tự ý áp dụng khi chưa có sự chỉ định của người có chuyên môn.


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: